Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 27/07/2021 16:22 (GMT+7)

Thạch Sùng thời Covid

Theo dõi GĐ&PL trên

Câu chuyện Thạch Sùng đầu cơ tích trữ làm giàu bất lương trong kho tàng cổ tích dân gian Việt Nam vẫn thường được dẫn chứng mỗi khi ám chỉ đến gian thương, hệt “Cái cân thuỷ ngân”.

Vậy mà buồn thay ở thời đại này ngay thời điểm này, vẫn nhan nhản thấy rõ hơn những lờ mờ trước đây các Thạch Sùng phiên bản 4.0, hay Thạch Sùng thời Covid. Thạch Sùng mới đầu cơ khẩu trang, nước rửa tay đó... rồi Thạch Sùng đầu cơ rau củ quả. Mà đã hết đâu...

Nhà báo Trần Anh Ngọc
Nhà báo Trần Anh Ngọc.

Câu chuyện các chuỗi cửa hàng thực phẩm đồng loạt tăng giá bán rau củ quả trong đại dịch vẫn chưa hạ nhiệt thì thông tin về 12 loại thuốc, sản phẩm cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19 được Bộ Y tế công bố bằng văn bản tiếp tục khiến dư luận hoài nghi về kiểu nắm bắt thứ “cơ hội” được sinh ra trong “thảm họa” này.

Dòng đời của văn bản “giới thiệu” chỉ tồn tại vỏn vẹn chưa đến hai ngày nhưng đã khiến cho thị trường sản phẩm bảo vệ sức khoẻ thật sự sôi động dù nó không có tác dụng chữa bệnh. Giá cả nhảy múa loạn nhịp trong nỗi sợ hãi dịch bệnh của toàn dân. Hơn 31 triệu kết quả tìm kiếm trong 0,63 giây trên Google vào chiều 26/7/2021 với cụm từ khoá “thuốc hỗ trợ điều trị Covid” là minh chứng rõ nét nhất cho sức nóng từ thông tin mà Bộ Y tế loan ra.

Sẽ không có gì đáng nói nếu cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm chăm lo sức khoẻ toàn dân đưa ra các nghiên cứu khoa học, thử nghiệm lâm sàng về độ an toàn và hiệu quả của các sản phẩm này đối với việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Nhưng không, thay vào đó là một văn bản khác đột ngột thu hồi văn bản cũ với lý do “có nhiều nội dung chưa phù hợp”.

Tuy nhiên, không rõ Bộ Y tế sẽ giải thích thế nào khi một trong số những loại thực phẩm hỗ trợ sức khoẻ nằm trong danh mục Bộ nêu, có tên là Kovir do Công ty Cổ phần Sao Thái Dương sản xuất. Lại được công ty này âm thầm thay đổi giá bán gấp nhiều lần chỉ vài ngày, trước khi được công bố có tên trong danh mục được Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng?!

Rất khó hiểu vì sao Bộ Y tế lại “giới thiệu” Kovir trong cách đây không lâu chính Bộ ra cảnh báo về sản phẩm của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương và khẳng định, không có loại thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào có công dụng dự phòng, điều trị hoặc hỗ trợ điều trị Covid-19?!

Kinh doanh trên nỗi sợ hãi, trục lợi từ sự hoang mang của bá tánh đã bần tiện nhưng nó sẽ còn tận ác nếu có sự đồng loã tiếp tay từ những “mộc son dấu đỏ”.

Ở thời đại 4.0 này, không cần phải nhìn mây nhìn gió, chỉ cần kết nối internet thì bất kỳ ai cũng nhìn thấy cái cơ trong nguy. Nhưng ai học theo thói bất lương của Thạch Sùng để đầu cơ tích trữ, trục lợi bất lương thì hẳn dư luận đã rõ!

Cùng chuyên mục

Bán hàng – đừng bán cả lương tâm
Sản xuất hay buôn bán hàng ăn, nước uống, rau xanh, thực phẩm… công việc tưởng chừng như rất chính đáng và lương thiện, nhưng nếu không làm bằng cái tâm trong sạch, thì rất có thể sẽ biến họ thành những người mang nhiều tội ác.
Khi cảm xúc che mờ lý trí
Vô hình trung, người lớn đã tạo ra một quan niệm cho trẻ em rằng trộm cắp không phải là hành vi xấu xa, hoàn toàn có thể tha thứ vì tuổi nhỏ bồng bột. Đây là thái độ có thể gây nên những hệ lụy ngoài mong muốn, nếu không nói rằng có hại cho trẻ em.
Không thể lập lờ trắng đen
Trong cuộc họp báo Chính phủ mới đây, đại diện lãnh đạo Bộ Công an cho biết, Bộ đã chỉ đạo cơ quan trực thuộc phối hợp với các ngân hàng tiến hành rà soát tài khoản đã huy động tiền từ thiện thời gian qua.
Chuyện 'hiểu nhầm'... lớn quá!
Đến hôm nay là đúng 1 tuần sự việc nghi vấn Phó Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Thái Nguyên bị tố hiếp dâm cấp dưới xảy ra, dư luận và giới truyền thông vẫn đang hết sức ngóng chờ kết quả làm việc cuối cùng của các cơ quan chức năng tỉnh này.
Mạng xã hội và những câu chuyện... thêu dệt
Câu chuyện về bác sĩ K. râm ran trên mạng xã hội, lấy đi nước mắt của rất nhiều người. Tuy nhiên, ngay sau đó những tranh cãi đã nổ ra việc bác sĩ tự rút ống thở của người này cứu người kia có đúng? Quy trình xử lý ra sao? Sự thật câu chuyện thế nào?.
Ngẫm nghĩ từ những tin tức ngụy biện trên mạng xã hội
Đất nước đang bộn bề những gian nan. Dịch Covid-19 bùng phát từ những ngày đầu tiên của năm 2020 và đến nay vẫn chưa có tín hiệu dừng lại, kéo theo những hệ lụy nặng nề về kinh tế, xã hội. Những gian nan đó, không chỉ riêng Việt Nam mà của cả thế giới.
Không chỉ là chuyện "thu hồi"
Việc ban hành văn bản trái luật đã xảy ra rất nhiều, trong 6 tháng đầu năm 2019, các bộ, ngành, địa phương bước đầu phát hiện 122 văn bản trái nội dung, thẩm quyền. Tuy nhiên, vẫn chưa có cá nhân nào chịu trách nhiệm về việc ban hành văn bản trái luật.

Tin mới

Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.