Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 27/07/2021 16:06 (GMT+7)

Không chỉ là chuyện "thu hồi"

Theo dõi GĐ&PL trên

Việc ban hành văn bản trái luật đã xảy ra rất nhiều, trong 6 tháng đầu năm 2019, các bộ, ngành, địa phương bước đầu phát hiện 122 văn bản trái nội dung, thẩm quyền. Tuy nhiên, vẫn chưa có cá nhân nào chịu trách nhiệm về việc ban hành văn bản trái luật.

tm-img-alt

Bộ Y tế vừa có Văn bản số 5967/BYT-YDCT ngày 26/7 về việc thu hồi Công văn số 5944/BYT-YDCT gửi các đơn vị là Sở Y tế, các bệnh viện, cơ sở kinh doanh dược liệu cổ truyền trong cả nước. Lý do thu hồi được nêu ra vỏn vẹn trong mấy chữ: “Do có một số nội dung chưa phù hợp nên Bộ Y tế thu hồi công văn này”.

Điều đáng ngạc nhiên, đó là việc Văn bản bị thu hồi kia mới được 2 ngày tuổi. Cụ thể, ngày 24/7 Bộ này ban hành Công văn 5944 đưa rõ tên sản phẩm, nhà sản xuất 26 sản phẩm là nước súc miệng, xịt khuẩn, phòng và hỗ trợ điều trị, nâng cao sức khỏe bệnh nhân Covid-19. Kèm theo nội dung Công văn 5944, đó là danh sách hội đồng tư vấn gồm có 7 vị là lãnh đạo Bộ, các bệnh viện có học hàm, học vị.

Trong số 26 sản phẩm này, chủ yếu do 5 đơn vị sản xuất, có những sản phẩm của các đơn vị do các chuyên gia trong hội đồng tư vấn đang làm lãnh đạo trực tiếp.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhóm sản phẩm bảo vệ sức khỏe không được kê đơn, chỉ được "tư vấn". Tuy nhiên, hướng dẫn của Bộ Y tế lại ghi rõ tên sản phẩm để các bệnh viện "tham khảo lựa chọn đấu thầu, mua sắm". Đây có phải là một hình thức "chỉ định thầu"?.

Trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Chính phủ đang cố gắng bằng mọi biện pháp ngoại giao vaccine để có vaccine tiêm cho toàn dân, Công văn của Bộ Y tế tưởng chừng như làm cho dân chúng được cậy nhờ bởi phương pháp “cây nhà lá vườn” trong điều trị căn bệnh này. Nhưng lợi chưa thấy đâu, chỉ thấy khi có Công văn 5944, giá một trong những sản phẩm này đã tăng cả triệu đồng 1 hộp, dân chúng được một phen “rúng động” bởi sự thần kỳ của các loại sản phẩm này.

Ở đây, chúng ta không bàn đến câu chuyện “bắt tay” làm giá hay có những “khuất tất” phía sau Văn bản này. Bởi, “nói phải có sách, mách phải có chứng”.

Cái mà chúng ta bàn đến ở đây đó là trách nhiệm của người đứng đầu trong việc ký ban hành. Việc ban hành một văn bản pháp luật được thực hiện quan rất nhiều khâu, với nhiều công đoạn kiểm duyệt chặt chẽ. Hơn nữa, để có Công văn 5944, Bộ Y tế đã có một hội đồng với những người có chuyên môn rất sâu trong lĩnh vực này, và có cả một Vụ Pháp chế với những người am hiểu pháp luật. Nói chung, cả về chuyên môn và pháp lý đều đủ cả, nhưng tại sao lại thu hồi ngay mà không một lời giải thích cặn kẽ?.

Đấy là chưa kể, việc ban hành văn bản trên còn có dấu hiệu trái luật khi đưa các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe vào danh mục để các bệnh viện tham khảo, mua sắm.

Cũng thật tình cờ, cách hơn 1 năm, ngày 29/4/2020, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh đã ban hành Quyết định số 473/QĐ-TCDL về việc Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn tại các doanh nghiệp lữ hành, khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch. Trong đó cấm cán bộ, hướng dẫn viên, nhân viên, khách du lịch, khách sử dụng dịch vụ du lịch và khách đến liên hệ, làm việc với cơ sở kinh doanh du lịch không chia sẻ, đưa tin, đăng bài trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông về tình hình dịch bệnh tại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

Tuy nhiên, ngay sau đó, ngày 01/5, lại chính vị Tổng cục trưởng đã cấp tốc ký quyết định hủy bỏ quy định trên. Sự việc lại cũng “rơi” vào im lặng, không ai chịu trách nhiệm.

Về việc này, nhiều đại biểu Quốc hội và Luật sư cho rằng, việc ban hành văn bản pháp luật trải qua những công đoạn rất nghiêm ngặt, không phải chuyện “thích thì ban hành”, gây hoang mang cho dư luận. Và chính người có trách nhiệm này cũng cho rằng, người đặt bút ký quyết định phải là người chịu trách nhiệm chính, sau đó đến những bộ phận liên quan.

Câu chuyện ban hành văn bản trái luật đã xảy ra rất nhiều, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, các bộ, ngành, địa phương bước đầu phát hiện 122 văn bản trái nội dung, thẩm quyền. Tuy nhiên, vẫn chưa có cá nhân nào chịu trách nhiệm về việc ban hành văn bản trái luật. Có lẽ, một phần ở Việt Nam chưa có tòa án hiến pháp nên việc xem xét các văn bản quy phạm pháp luật trái với hiến pháp, trái với luật chưa được thực hiện theo thủ tục tố tụng. Hiện nay, việc xem xét các văn bản quy phạm pháp luật trái luật, trái với hiến pháp được xem xét theo thủ tục hành chính và việc xem xét trách nhiệm của cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn những khó khăn, hạn chế.

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng. Trong đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Quốc hội cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, vị trí của mình trong việc tạo lập khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động của đất nước, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng ban hành các văn bản pháp luật; sớm xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Ưu tiên xây dựng mới, bổ sung các đạo luật ở các lĩnh vực trọng điểm có ý nghĩa then chốt, có tính khả thi cao, tạo sự bứt phá về phát triển kinh tế-xã hội”.

Trong thời điểm Quốc hội khóa XV đang họp bàn những vấn đề kinh tế-xã hội mang tính lịch sử; việc cải cách tư pháp, trách nhiệm người đứng đầu được đưa ra bàn luận sôi nổi, thẳng thắn. Đồng thời, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, cả hệ thống chính trị, Chính phủ và toàn dân đang nỗ lực hết mình đẩy lùi dịch bệnh thì sự “vô cảm, thiếu trách nhiệm” của một bộ phận cán bộ chủ chốt của Bộ Y tế thể hiện qua việc ban hành văn bản trái luật, gây hoang mang dư luận thiết nghĩ cần phải được xem xét, xử lý theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư.

Cùng chuyên mục

Bán hàng – đừng bán cả lương tâm
Sản xuất hay buôn bán hàng ăn, nước uống, rau xanh, thực phẩm… công việc tưởng chừng như rất chính đáng và lương thiện, nhưng nếu không làm bằng cái tâm trong sạch, thì rất có thể sẽ biến họ thành những người mang nhiều tội ác.
Khi cảm xúc che mờ lý trí
Vô hình trung, người lớn đã tạo ra một quan niệm cho trẻ em rằng trộm cắp không phải là hành vi xấu xa, hoàn toàn có thể tha thứ vì tuổi nhỏ bồng bột. Đây là thái độ có thể gây nên những hệ lụy ngoài mong muốn, nếu không nói rằng có hại cho trẻ em.
Không thể lập lờ trắng đen
Trong cuộc họp báo Chính phủ mới đây, đại diện lãnh đạo Bộ Công an cho biết, Bộ đã chỉ đạo cơ quan trực thuộc phối hợp với các ngân hàng tiến hành rà soát tài khoản đã huy động tiền từ thiện thời gian qua.
Chuyện 'hiểu nhầm'... lớn quá!
Đến hôm nay là đúng 1 tuần sự việc nghi vấn Phó Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Thái Nguyên bị tố hiếp dâm cấp dưới xảy ra, dư luận và giới truyền thông vẫn đang hết sức ngóng chờ kết quả làm việc cuối cùng của các cơ quan chức năng tỉnh này.
Mạng xã hội và những câu chuyện... thêu dệt
Câu chuyện về bác sĩ K. râm ran trên mạng xã hội, lấy đi nước mắt của rất nhiều người. Tuy nhiên, ngay sau đó những tranh cãi đã nổ ra việc bác sĩ tự rút ống thở của người này cứu người kia có đúng? Quy trình xử lý ra sao? Sự thật câu chuyện thế nào?.
Ngẫm nghĩ từ những tin tức ngụy biện trên mạng xã hội
Đất nước đang bộn bề những gian nan. Dịch Covid-19 bùng phát từ những ngày đầu tiên của năm 2020 và đến nay vẫn chưa có tín hiệu dừng lại, kéo theo những hệ lụy nặng nề về kinh tế, xã hội. Những gian nan đó, không chỉ riêng Việt Nam mà của cả thế giới.
Thạch Sùng thời Covid
Câu chuyện Thạch Sùng đầu cơ tích trữ làm giàu bất lương trong kho tàng cổ tích dân gian Việt Nam vẫn thường được dẫn chứng mỗi khi ám chỉ đến gian thương, hệt “Cái cân thuỷ ngân”.

Tin mới

Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường
Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, đúng thời khắc Giao thừa thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Lương Cường có Thông điệp chúc Tết gửi đến đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô Hà Nội
Trong thời khắc cả nước vui mừng chào đón Tết cổ truyền của dân tộc- Ất Tỵ 2025, kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), tối 28/1 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.
Tưng bừng các chương trình chào Xuân Ất Tỵ trong đêm Giao thừa
Những chương trình thân quen như “Gặp nhau cuối năm”, “Tự hào Thể thao Việt Nam”, “Vạn xuân”, “Tết nghĩa là hy vọng”… sẽ được trình chiếu trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam ngày 29 Tết với mong muốn đem lại nhiều niềm vui, tiếng cười và cả những niềm hy vọng, lạc quan cho khán giả nhân dịp chào xuân Ất Tỵ 2025.
Năm 2024 thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế cao nhất từ trước đến nay
Kết quả thi hành án dân sự (THADS) năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay, nhất là thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Cụ thể, kết quả THADS năm 2024,về tiền, đã thi hành xong hơn 116.531 tỉ đồng, tăng hơn 27.119 tỉ đồng (tăng 30,33%) so với cùng kỳ năm 2023; đạt tỉ lệ 51,84% (tăng 5,06%) so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn 5,39% so với chỉ tiêu được giao.
Tắm cây mùi già – Hương vị Tết xưa trong mỗi gia đình Việt
Khi những cơn gió se lạnh ùa về báo hiệu mùa đông sắp qua đi, đâu đó trên những phiên chợ quê lại xuất hiện những bó mùi già được bày bán. Cảnh người người, nhà nhà tấp nập mua sắm cho Tết càng làm không khí thêm rộn ràng, hối hả. Trong ký ức của bao người, cây mùi già không chỉ là một món hàng hóa đơn thuần mà còn là biểu tượng của phong tục, tập quán và cả ký ức tuổi thơ của biết bao thế hệ.
Năm mới nghe nghệ nhân làng Nhật Tân kể chuyện chăm 'đào tiến vua'
Dành hàng chục năm đi đầu, tìm phương pháp phù hợp để tạo ra cây đào Thất Thốn (hay còn gọi là đào tiến vua) ra hoa khỏe đẹp, nghệ nhân Lê Hàm đã trải qua rất nhiều thất bại. Thế nhưng, chính những gian nan, vất vả ấy khiến ông cảm thấy cây đào Thất thốn có nhiều giá trị và thú vị hơn.