Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 26/07/2021 20:09 (GMT+7)

Viên nang Kovir: Dấu hiệu trục lợi bất chính, Bộ Y tế từng cảnh báo vì quảng cáo ‘quá đà’

Theo dõi GĐ&PL trên

Trong danh mục 12 thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu được sử dụng để phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19 được Bộ Y tế công bố đã xuất hiện hiện tượng một trong số các sản phẩm nằm trong danh mục này được “thổi phồng” công dụng và tăng giá chóng mặt.

Ngày 24/7/2021, Bộ Y tế ban hành công văn số 5944/BYT-YDCT về tăng cường phòng, chống bệnh dịch bệnh COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu. Trong đó có 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19 cho F0 nhẹ, không triệu chứng, các y, bác sĩ tuyến đầu và các đối tượng cách ly F1.

Viên nang Kovir: Dấu hiệu trục lợi bất chính, Bộ Y tế từng cảnh báo vì quảng cáo ‘quá đà’

Bộ yêu cầu căn cứ vào diễn biến lâm sàng của người bệnh, tùy từng mức độ lâm sàng và thể bệnh của y học cổ truyền mà sử dụng thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng công bố 9 sản phẩm được liệt kê vào nhóm thuốc sát khuẩn không khí, thuốc xịt họng, sát khuẩn tay trong phòng COVID-19; 5 sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe.

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tổ chức bào chế, sản xuất thuốc cổ truyền, các sản phẩm từ dược liệu nếu đáp ứng các điều kiện chế biến, bảo chế theo quy định.

Viên nang Kovir: Dấu hiệu trục lợi bất chính, Bộ Y tế từng cảnh báo vì quảng cáo ‘quá đà’ ảnh 1

Trước khi công văn số 5944/BYT-YDCT của Bộ Y tế được ban hành, sản phẩm Viên nang Kovir được bán với giá từ 250 – 300 nghìn đồng/1 hộp 45 viên.

Bộ Y tế cũng đề nghị các doanh nghiệp không tăng giá dược liệu, thuốc cổ truyền liên quan đến các biện pháp phòng, hỗ trợ điều trị COVID-19 kèm theo danh mục nói trên. Chi phí chế biến, bảo chế thuốc cổ truyền và chi phí khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền liên quan đến dịch bệnh COVID-19 thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, ngày sau khi ban hành, vì vấp phải sự phản ứng từ dư luận, sáng 26/7, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 5967/BYT-YDCT về việc thu hồi công văn số 5944/BYT-YDCT.

Trong số 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19 và 9 sản phẩm được liệt kê vào nhóm thuốc sát khuẩn không khí, thuốc xịt họng, sát khuẩn tay trong phòng COVID-19, có một số sản phẩm của Công ty CP Sao Thái Dương. Điển hình trong số đó phải kể đến sản phẩm Viên nang Kovir.

Dù chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ và không có tác dụng chữa bệnh, nhưng ngay sau khi công văn số 5944/BYT-YDCT của Bộ Y tế ban hành, trên mạng xã hội và nhiều trang thương mại điện tử bỗng xuất hiện tình trạng sản phẩm Viên nang Kovir được “thổi phồng” công dụng.

Viên nang Kovir: Dấu hiệu trục lợi bất chính, Bộ Y tế từng cảnh báo vì quảng cáo ‘quá đà’ ảnh 2

Tại thời điểm hiện tại, sản phẩm Viên nang Kovir có giá lên tới 1 triệu đồng/hộp 30 viên.

Kèm theo đó, giá bán của sản phẩm Viên nang Kovir cũng tăng “chóng mặt”. Quá trình khảo sát cho thấy, trước thời điểm công văn số 5944 của Bộ Y tế được ban hành, tại các nhà thuốc và trên các trang thương mại điện tử, sản phẩm Viên nang Kovir được bán với giá từ 250 – 300 nghìn đồng/hộp 45 viên. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, sản phẩm này đã được đẩy giá tăng chóng mặt, lên tới 1 triệu đồng/1 hộp 30 viên.

Cụ thể, trên trang saothaiduong.com.vn, sản phẩm viên nang cứng Kovir (hộp 2 vỉ x15 viên) đang được rao bán với giá là 1 triệu đồng. Trên một trang mạng khác là shop.saothaiduong.com.vn, sản phẩm viên nang cứng Kovir (hộp 1 chai × 60 viên) được rao bán giá 2 triệu đồng.

Viên nang Kovir: Dấu hiệu trục lợi bất chính, Bộ Y tế từng cảnh báo vì quảng cáo ‘quá đà’ ảnh 3
Thông báo điều chỉnh giá bán sản phẩm Viên nang Kovir của Công ty Sao Thái Dương.

Quá trình tìm hiểu cho thấy, dù công văn số 5944/BYT-YDCT của Bộ Y tế được ban hành vào ngày 24/7/2021, nhưng trước đó vài ngày, Công ty CP Sao Thái Dương đã có văn bản thông báo điều chỉnh giá bán sản phẩm viên nang cứng Kovir là 1 triệu đồng/hộp 2 vỉ x 15 viên. Văn bản này do ông Nguyễn Hữu Thắng – Tổng Giám đốc Công ty CP Sao Thái Dương ký ngày 19/7/2021.

Đây không phải lần đầu tiên, sản phẩm Viên nang Kovir do Công ty Sao Thái Dương sản xuất vướng phải “lùm xùm”. Ngày 14/9/2020, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế (VFA) đã phát đi thông báo cảnh báo với thông tin quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kovir.

Viên nang Kovir: Dấu hiệu trục lợi bất chính, Bộ Y tế từng cảnh báo vì quảng cáo ‘quá đà’ ảnh 4

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế (VFA) đã từng lên tiếng cảnh báo với thông tin quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kovir.

Theo VFA, trong thời gian trước đó trên một số phương tiện thông tin đại chúng và trang mạng xã hội có đưa thông tin sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kovir của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương có thể làm người tiêu dùng hiểu lầm sản phẩm trên có công dụng: hiệu quả cao đối với các bệnh Virus từ sau lần uống đầu tiên; hỗ trợ điều trị Covid-19. Cục An toàn thực phẩm khẳng định thông tin như vậy là không chính xác, không có loại thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào có công dụng dự phòng, điều trị hoặc hỗ trợ điều trị Covid -19. Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ ngành để xác minh, xử lý theo quy định.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, cả đất nước và người dân đang “căng mình” để phòng chống dịch bệnh, vụ việc này làm dấy lên dấu hỏi lớn về việc liệu Công ty CP Sao Thái Dương có đang lợi dụng dịch bệnh COVID-19 và sức khoẻ của người dân để trục lợi bất chính?

Ngày Nay sẽ tiếp tục thông tin!

Cùng chuyên mục

Những thông tin cơ bản để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
Dữ liệu truy xuất nguồn gốc của từng sản phẩm, hàng hóa trong hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bao gồm tối thiểu các thông tin như:  Tên sản phẩm, hàng hóa; Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa; Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh; Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh...
Thu hồi lô thuốc Clanzacr 200mg không đạt tiêu chuẩn chất lượng: Cảnh báo về sự an toàn của sản phẩm y tế
Trong một thông báo mới nhất từ Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế, việc thu hồi lô thuốc Clanzacr 200mg không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã được thông báo. Mẫu thuốc này được sản xuất tại Hàn Quốc và nhập khẩu bởi Công ty CP Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco. Việc thu hồi lô thuốc này đang gây lo ngại về an toàn sức khỏe của người dùng.
Giám sát tiêu hủy 1,8 tấn bột giặt giả mạo nhãn hiệu Tide
Lực lượng QLTT TP. Cần Thơ vừa tiến hành giảm sát việc việc buộc tiêu hủy 1,8 tấn bột giặt giả nhãn hiệu Tide trị giá 43 triệu đồng và 303 đơn vị sản phẩm là thực phẩm, quần áo nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đạt chất lượng có tổng trị giá gần 18 triệu đồng.
Mạo danh nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng
Tổng công ty Điện lực miền Bắc đề nghị khách hàng nêu cao tinh thần cảnh giác, không cung cấp thông tin cá nhân, khuyến nghị khách hàng khi nhận được các cuộc gọi số lạ, không hiển thị số điện thoại,… yêu cầu khách hàng nộp tiền điện hoặc các khoản phí liên quan đến dịch vụ điện hoặc thông tin bị cắt điện không rõ nguyên nhân, đề nghị khách hàng liên hệ ngay đến Tổng đài Chăm sóc khách hàng Tổng công ty Điện lực miền Bắc 19006769 (trực 24/7) để được hỗ trợ.

Tin mới