Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 04/10/2021 10:54 (GMT+7)

Không thể lập lờ trắng đen

Theo dõi GĐ&PL trên

Trong cuộc họp báo Chính phủ mới đây, đại diện lãnh đạo Bộ Công an cho biết, Bộ đã chỉ đạo cơ quan trực thuộc phối hợp với các ngân hàng tiến hành rà soát tài khoản đã huy động tiền từ thiện thời gian qua.

Với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta "lá lành đùm lá rách", "bầu ơi thương lấy bí cùng", hoạt động từ thiện đã trở thành một trào lưu trong đời sống xã hội, thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân, trong đó có giới nghệ sĩ. Sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các tập thể, cá nhân trong công tác từ thiện đã góp phần cùng cả hệ thống chính trị hỗ trợ, giúp đỡ, động viên kịp thời những người có hoàn cảnh khó khăn. Đáng chú ý, sự góp mặt của một số nghệ sĩ có tên tuổi đã góp phần tạo nên những hiệu ứng tích cực trong hoạt động từ thiện. Với lợi thế được nhiều người mến mộ, giới nghệ sỹ có nhiều ưu thế để kêu gọi công chúng cũng như các nhà hảo tâm đóng góp tiền, hàng hóa cho hoạt động từ thiện. Ngược lại, thông qua hoạt động thiện nguyện, giới nghệ sĩ được công chúng biết đến nhiều hơn, đồng nghĩa với việc giúp họ quảng bá tên tuổi cũng như thuận lợi trong hoạt động nghề nghiệp của mình.

Không chỉ dùng tiền cá nhân để làm từ thiện, bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều nghệ sĩ còn đứng ra kêu gọi các fan, các nhà hảo tâm đóng góp thiện nguyện. Người hâm mộ cũng như các nhà hảo tâm đặt trọn niềm tin vào tâm sáng cũng như trách nhiệm với cộng đồng của nghệ sĩ.

Không thể lập lờ trắng đen - Ảnh 1.
Ảnh minh họa (Nguồn: VNA/ AFP).

Trong nhiều năm qua, đất nước ta liên tục phải đương đầu với thiên tai, bão lũ. Người dân ở vùng thiên tai phải gánh chịu biết bao hậu quả nặng nề. Thiên tai gieo tang thương và chồng chất những khó khăn, mất mát. Trong hoàn cảnh như vậy, rất nhiều nghệ sĩ chân chính đã không quản ngại khó khăn, đóng góp công sức để xoa dịu những nỗi đau. Hình ảnh người nghệ sĩ đội bão, vượt lũ, trực tiếp đến với đồng bào vùng bị ngập lụt, phân phát hàng hóa, tiền cứu trợ… đã để ấn tượng sâu đậm trong cộng đồng.

Ý nghĩa đích thực và giá trị cao đẹp của những nghệ sĩ làm thiện nguyện đã nhanh chóng lan tỏa và tạo hiệu ứng tích cực trong đời sống xã hội. Với uy tín và tầm ảnh hưởng của mình, không ít nghệ sĩ đã quyên góp được số tiền hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng cho công tác từ thiện. Từ nguồn tiền đó mà rất nhiều hoàn cảnh khó khăn đã được giúp đỡ, chia sẻ kịp thời.

Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu việc một tổ chức, cá nhân đứng ra quyên góp làm từ thiện một cách chuẩn mực, công khai, minh bạch. Phải khẳng định rằng, việc tổ chức, cá nhân đứng ra kêu gọi ủng hộ đồng bào vượt qua khó khăn do dịch bệnh, thiên tai, hoạn nạn là một nghĩa cử cao đẹp, mang tính nhân văn sâu sắc. Đảng, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân hoạt động từ thiện đúng nghĩa.

Nhưng thật đáng tiếc, thời gian qua, đã xuất hiện tình trạng không ít cá nhân lợi dụng danh nghĩa làm từ thiện nhằm đánh bóng tên tuổi, thậm chí còn có hành vi tiêu cực, phản cảm, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới những vụ lùm xùm không đáng có về sự thiếu minh bạch, lập lờ trắng đen trong việc tiếp nhận, quyên góp, giải ngân trong hoạt động từ thiện… khiến cơ quan chức năng phải vào cuộc.

Để bảo đảm ý nghĩa tốt đẹp cũng như công tác từ thiện không bị lợi dụng, vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng tiêu chí và lấy đó làm cơ sở để khuyến khích nhiều tập thể, cá nhân tham gia, đồng thời góp phần phát hiện, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, xử lý vi phạm trong hoạt động này.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2008/NĐ-CP quy định cụ thể việc tiếp nhận, vận động, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp. Nghị định cũng nghiêm cấm hoạt động cứu trợ, thiện nguyện để vụ lợi; tiền từ thiện phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, minh bạch, công khai; nghiêm cấm việc gian lận, báo cáo sai sự thật để chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng của tổ chức, cá nhân quyên góp.

Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận phân bổ sử dụng tiền, hàng hỗ trợ thời gian qua vẫn xảy ra không ít bất cập, đòi hỏi phải khẩn trương chấn chỉnh, đặc biệt là cần có một khung pháp lý đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch, hiệu quả đối với hoạt động thiện nguyện. Chỉ có tiêu chí cũng như những quy định pháp luật cụ thể, rõ ràng, thì mới có cơ sở để kiểm soát, xử lý vi phạm; cũng như giúp những người làm từ thiện chân chính không bị "vơ đũa cả nắm", giúp họ có thêm động lực và niềm tin để làm việc thiện nguyện. Đây cũng là cơ sở để các nghệ sĩ tự nhìn nhận đối chiếu, từ đó có sự thay đổi tích cực, xứng đáng với niềm tin của nhà tài trợ và người hâm mộ.

Có một thực tế, thời gian qua, đa số nghệ sĩ làm thiện nguyện xuất phát từ cái tâm, mang tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp, do vậy đã không tránh khỏi những điều tiếng xấu. Lỗi không phải hoàn toàn là do các nghệ sĩ, mà lỗi một phần cũng là do hiện chưa có hành lang pháp lý thật chặt chẽ, cụ thể và rõ ràng để định hướng cũng như hỗ trợ các nghệ sĩ tâm huyết với hoạt động thiện nguyện.

Vì lẽ đó, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, liên tiếp xuất hiện những công kích nhằm vào một số cá nhân nghệ sĩ tên tuổi đã đứng ra kêu gọi cộng đồng ủng hộ tiền của để tài trợ cho các tỉnh miền Trung bị hậu quả bão lụt nặng nề trong năm 2020, đặc biệt là đòi hỏi các nghệ sĩ phải công khai sao kê nguồn tiền quyên góp từ cộng đồng để làm từ thiện. Thậm chí, có ý kiến đề nghị cơ quan pháp luật cần sớm vào cuộc làm rõ liệu có dấu hiệu trục lợi, chiếm đoạt tiền quyên góp tiền làm từ thiện hay không?

Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng Dự thảo Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật với mục đích định hướng, nâng cao ý thức trách nhiệm, chuẩn mực đạo đức, giúp nghệ sĩ có cách ứng xử văn hóa, giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống.

Việc xây dựng quy tắc ứng xử nói trên đã cho thấy sự thích ứng nhanh nhạy, kịp thời và trách nhiệm cao của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với những hành vi, phát ngôn, tác phong ứng xử, hiện tượng nổi cộm của một số cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trong thời gian qua, khiến dư luận bất bình, bức xúc; thậm chí không ít trường hợp phải xử lý theo quy định của pháp luật.

Dự thảo đã bao quát các quy tắc ứng xử chung; ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp; ứng xử đối với đồng nghiệp; với công chúng, khán giả; ứng xử trong công tác xã hội; trên báo chí, truyền thông và mạng xã hội… Đáng chú ý, "Quy tắc ứng xử khi tham gia các hoạt động xã hội khác" (Điều 9) đã nhấn mạnh yêu cầu: Phát huy tinh thần tự nguyện, tự giác tham gia các hoạt động xã hội, nêu cao tinh thần tương thân tương ái "thương người như thể thương thân"; Phát huy uy tín cá nhân để lan tỏa các giá trị nhân văn, những việc làm tốt, hình ảnh đẹp, hành vi ứng xử văn hóa trong xã hội đến cộng đồng; Công khai, minh bạch, kịp thời khi tham gia các hoạt động xã hội, giữ uy tín, trách nhiệm, danh dự người hoạt động nghệ thuật, không lạm dụng danh hiệu, danh xưng, hình ảnh để tư lợi cá nhân…

Với tinh thần cầu thị, Dự thảo Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lấy ý kiến đóng góp rộng rãi nhằm hoàn thiện và sớm được thực thi; hướng tới mục tiêu cao nhất là thúc đẩy, phát huy sáng tạo văn hóa nghệ thuật nhằm phục vụ, phát triển xã hội, phát huy lòng thiện trong mỗi con người trước xã hội và cộng đồng.

Cùng chuyên mục

Bán hàng – đừng bán cả lương tâm
Sản xuất hay buôn bán hàng ăn, nước uống, rau xanh, thực phẩm… công việc tưởng chừng như rất chính đáng và lương thiện, nhưng nếu không làm bằng cái tâm trong sạch, thì rất có thể sẽ biến họ thành những người mang nhiều tội ác.
Khi cảm xúc che mờ lý trí
Vô hình trung, người lớn đã tạo ra một quan niệm cho trẻ em rằng trộm cắp không phải là hành vi xấu xa, hoàn toàn có thể tha thứ vì tuổi nhỏ bồng bột. Đây là thái độ có thể gây nên những hệ lụy ngoài mong muốn, nếu không nói rằng có hại cho trẻ em.
Chuyện 'hiểu nhầm'... lớn quá!
Đến hôm nay là đúng 1 tuần sự việc nghi vấn Phó Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Thái Nguyên bị tố hiếp dâm cấp dưới xảy ra, dư luận và giới truyền thông vẫn đang hết sức ngóng chờ kết quả làm việc cuối cùng của các cơ quan chức năng tỉnh này.
Mạng xã hội và những câu chuyện... thêu dệt
Câu chuyện về bác sĩ K. râm ran trên mạng xã hội, lấy đi nước mắt của rất nhiều người. Tuy nhiên, ngay sau đó những tranh cãi đã nổ ra việc bác sĩ tự rút ống thở của người này cứu người kia có đúng? Quy trình xử lý ra sao? Sự thật câu chuyện thế nào?.
Ngẫm nghĩ từ những tin tức ngụy biện trên mạng xã hội
Đất nước đang bộn bề những gian nan. Dịch Covid-19 bùng phát từ những ngày đầu tiên của năm 2020 và đến nay vẫn chưa có tín hiệu dừng lại, kéo theo những hệ lụy nặng nề về kinh tế, xã hội. Những gian nan đó, không chỉ riêng Việt Nam mà của cả thế giới.
Thạch Sùng thời Covid
Câu chuyện Thạch Sùng đầu cơ tích trữ làm giàu bất lương trong kho tàng cổ tích dân gian Việt Nam vẫn thường được dẫn chứng mỗi khi ám chỉ đến gian thương, hệt “Cái cân thuỷ ngân”.
Không chỉ là chuyện "thu hồi"
Việc ban hành văn bản trái luật đã xảy ra rất nhiều, trong 6 tháng đầu năm 2019, các bộ, ngành, địa phương bước đầu phát hiện 122 văn bản trái nội dung, thẩm quyền. Tuy nhiên, vẫn chưa có cá nhân nào chịu trách nhiệm về việc ban hành văn bản trái luật.

Tin mới

Xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực, buôn lậu, thổi giá vàng
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành kịp thời, linh hoạt, hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỉ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ. Đồng thời, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực, buôn lậu, thổi giá vàng.