Tại các huyện ven trung tâm Hà Nội, nhiều mảnh đất được tách thửa thành các lô có diện tích nhỏ để bán, điều này tiềm ẩn rủi ro về việc phá vỡ quy hoạch, hệ lụy quản lý đất đai và cũng là nguồn cơn dẫn tới đẩy giá, tạo sốt đất ảo.
Trạm trộn bê tông tươi của Công ty Bê tông Thái Hà xây dựng không phép trên hành lang đê điều, ngang nhiên hoạt động, gây ô nhiễm môi trường tại xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Không chỉ xây dựng, hoạt động trái phép trên đất nông nghiệp, "Kho sàn gỗ" còn tự ý phá hoại tài sản công, phá bỏ tường rào của Chợ VLXD kế bên để chiếm dụng đất, gây bức xúc dư luận. Tuy nhiên, UBND P.Đại Mỗ vẫn để tình trạng vi phạm trên tái diễn...
Mặc dù đã quyết liệt trấn áp, đóng cửa các bến bãi tập kết đã hết hạn khai thác cát dọc sông Cầu nhưng không hiểu sao bãi tập kết trái phép của Công ty TNHH kinh doanh VLXDTM Sơn Hùng và Công ty TNHH xây dựng và TM Dũng Tuyên vẫn ngang nhiên tồn tại?
Hơn 200 héc ta rừng thông tự nhiên tại tiểu khu 438A, 439 do Ban quản lý rừng phòng hộ Đam B’ri quản lý trên địa bàn thôn 4, xã Lộc Phú, H. Bảo Lâm, Lâm Đồng bị lấn chiếm, xây dựng nhà trái phép, đang dần biến thành đất của những cá nhân từ nhiều năm qua.
Trong một thời gian dài bãi tập kết, trung chuyển cát ven sông Hồng tại địa phận dốc Vĩnh, thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên ngang nhiên hoạt động trái phép gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ sạt lở bờ sông, gây cản trở dòng chảy và thoát lũ.
Một doanh nghiệp ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã “qua mặt” chính quyền, ngang nhiên chuyển đổi 6.000m2 đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để san lấp mặt bằng và xây dựng hàng loạt công trình khủng đưa vào sử dụng gây bức xúc dư luận.
Mặc dù xác định rõ việc vi phạm về đất đai, xây dựng tại công trình xây dựng hoành tráng của một vị “quan to” ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội nhưng chính quyền lại “ưu ái” không xử lý, vẫn ngang nhiên tồn tại khiến dư luận bức xúc.
Người dân bức xúc, lo lắng về ô nhiễm môi trường và chất lượng công trình xây dựng khi tình trạng đất “lậu”, bùn thải ngang nhiên tuồn vào san lấp dự án có giá trị gần 30 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách ở phường Long Biên, TP Hà Nội.
Thời gian qua trên địa bàn xã Thành Công (TX Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) diễn ra tình trạng một số hộ dân sử dụng giấy chứng nhận QSDĐ không hợp lệ để thực hiện mua bán trái phép đất rừng sản xuất tại khu vực hồ Suối Lạnh.
Nhiều công trình xây dựng không phép, sai phép ở một số địa phương như phường Văn Đẩu, phường Bắc Sơn… của quận Kiến An (Hải Phòng) đến nay vẫn ngang nhiên tồn tại, gây bức xúc dư luận.
Liên quan đến sai phạm trên, UBND xã Tân Sơn (TP. Pleiku) có thông báo buộc ông Cao Huyền Tuấn Anh (người đại diện) trong thời hạn 45 ngày từ ngày 6/4 phải tự tháo dỡ 11 công trình vi phạm. Tuy nhiên, đến nay phía homestay vẫn chưa thực hiện.
Thông tin từ lãnh đạo UBND thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên cho biết, cơ quan này sẽ sớm ban hành kết luận chính thức về việc hồ suối Lạnh bị xâm hại trái phép để xây dựng công trình kiên cố.