Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 27/12/2021 08:42 (GMT+7)

Đại Từ - Thái Nguyên: Có hay không sai phạm trong việc cấp Giấy chứng nhận QSDĐ?

Theo dõi GĐ&PL trên

Chẳng có gì để nói nếu như không có ba ông Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Hữu Lai, Nguyễn Văn Tân cùng trú tại xã Mỹ Yên huyện Đại Từ (Thái Nguyên) vào chặt phá cây rừng, tranh chấp đất với ông Dương Văn Tuyết và nhận là đất của mình. 

Trong khi hàng ngàn mét vuông đất rừng của thương binh Dương Văn Tuyết, sinh năm 1957, trú tại xóm Việt Hà, xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ từ năm 2000. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến việc tranh chấp này?

Tìm hiểu chúng tôi được biết: Năm 1990, thực hiện chương trình phủ xanh đất trống, rừng núi trọc theo Dự án PAM được quốc tế tài trợ - Khôi Kỳ là một trong những xã của huyện Đại Từ được tiếp nhận chương trình này, nhưng không ai nhận đất, không ai nhận trồng. Ông Dương Văn Tuyết là người đã dám đứng ra ký Hợp đồng nhận đất trồng rừng theo Dự án PAM. Thực hiện ký Hợp đồng với ông Tuyết có UBND xã Khôi Kỳ, UBND huyện Đại Từ và UBND tỉnh Thái Nguyên. Ngay sau đó, ông Tuyết được các cơ quan có thẩm quyền và Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Hạt Kiểm lâm huyện Đại Từ cắm mốc, giao đất rừng gồm các thửa đất số 96, tờ bản đồ 385 với diện tích 25.000m2; Thửa đất số 100, tờ bản đồ 385 có diện tích 9.500m2 loại đất rừng sản xuất. Sau khi được giao đất ông Tuyết đã trồng cây rừng và được hưởng chính sách trợ cấp gạo thuộc chương trình của Dự án PAM.

Đến ngày 30/10/2000, ông Tuyết được UBND huyện Đại Từ cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số R-790591 theo quyết định số 726/2000/QĐ-UBND. Đang sử dụng ổn định thì tháng 7/2020, ba ông Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Hữu Lai, Nguyễn Văn Tân vào chặt phá cây rừng, tranh chấp đất với ông Tuyết và nhận là đất của mình đã có Giấy chứng nhận QSDĐ. Ông Tuyết đã phải làm đơn ra UBND xã Khôi Kỳ đề nghị giải quyết, nhưng việc giải quyết tranh chấp đất bị kéo dài vì mốc giới giữa 2 xã Khôi Kỳ và Mỹ Yên không rõ ràng.

1-giay-cnqsdd-cua-ong-tuyet-1640568803.jpg
Giấy chứng nhận QSDĐ của ông Dương Văn Tuyết đã được cấp từ năm 2000.

Chỉ tới khi phía xã Mỹ Yên tiếp nhận thụ lý đơn và đứng ra tổ chức hòa giải, thì ông Tuyết mới được biết: 3 ông Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Hữu Lai, Nguyễn Văn Tân đã được UBND huyện Đại Từ cấp Giấy chứng nhận QSDĐ và đất này thuộc xã Mỹ Yên. Cụ thể, ông Nguyễn Đình Cung nói đất này thuộc thửa đất số 7, tờ bản đồ số 5, diện tích 24.548,8m2 là đất trồng cây lâu năm mua của ông Vũ Thế Vĩnh đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AE-217088 cấp ngày 05/12/2006; Ông Nguyễn Hữu Lai cho rằng thửa đất số 5, tờ bản đồ số 5, diện tích 27.955,9m2 là đất rừng sản xuất mua của ông Dương Văn Tam được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AE-217088 ngày 14/02/2012; Ông Nguyễn Văn Tân cũng cho rằng thửa đất số 7, tờ bản đồ số 5, diện tích 24.548,8m2 là đất rừng sản xuất do ông nhận chuyển nhượng của ông Nguyễn Văn Hùng từ năm 2001 và được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số 1301 ngày 06/3/2006.

Về phía chính quyền xã Mỹ Yên, cán bộ địa chính xã cho biết: Xác minh thửa đất số 7, tờ bản đồ số 5, diện tích 24.548,8m2 loại đất rừng sản xuất; Thửa đất số 8, tờ bản đồ số 5, diện tích 27.955,9m2 là đất rừng sản xuất; Thửa đất số 5, tờ bản đồ số 5, diện tích 27.955,9m2 là đất rừng sản xuất đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ có ranh giới rõ ràng.

Điều khiến cho ông Tuyết và mọi người khó hiểu, tại sao UBND xã chỉ nhận định như vậy mà không cung cấp đưa ra Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 3 ông Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Hữu Lai, Nguyễn Văn Tân để chứng minh, đối chiếu làm rõ với Giấy chứng nhận QSDĐ của ông Dương Văn Tuyết? Phải chăng, lợi dụng việc không rõ ràng về địa giới hành chính giữa 2 xã Mỹ Yên và Khôi Kỳ nên chính quyền xã Mỹ Yên lại dựa vào tờ bản đồ đo vẽ gần đây nhất năm 2007 mà không căn cứ vào bản đồ đo vẽ năm 1986 và 1989? Bởi bản đồ đo vẽ năm 1986 và 1989 không thể hiện khu đất có các thửa đất tranh chấp nêu trên thuộc xã nào. Còn theo bản đồ 385 về phân lô, phân khoảnh rừng thì các thửa đất tranh chấp là đất rừng sản xuất thuộc xã Khôi Kỳ, huyện Đại Từ.

Câu hỏi đặt ra, tại sao đất trồng rừng của ông Dương Văn Tuyết đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ từ năm 2000 mà đến 06/3/2006, UBND huyện Đại Từ lại đi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Văn Tân và vợ bà Đỗ Thị Toan; Đến 05/12/2006 tiếp tục cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Nguyễn Đình Cung; Và đến 14/02/2012 cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Nguyễn Hữu Lai cùng vợ là Nguyễn Thị Phương?

UBND huyện Đại Từ có biết hay không khi cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho các ông bà nêu trên để chồng lấn vào thửa đất rừng sản xuất của ông Dương Văn Tuyết được UBND tỉnh Thái Nguyên và chính UBND huyện Đại Từ cấp giao trồng và chăm sóc rừng theo chương trình Dự án PAM trước đó từ lâu? Đây là việc làm có dấu hiệu vi phạm quy định về cấp Giấy chứng nhận QSDĐ và trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định của pháp luật.

2-rung-cay-dang-bi-huy-hoai-1640568802.jpg
Vụ việc không được giải quyết dứt điểm trong khi rừng cây của ông Dương Văn Tuyết đang dần bị hủy hoại.

Trước sự việc này, ông Dương Văn Tuyết đã làm Đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện Đại Từ đề nghị xem xét và giải quyết theo quy định của Pháp luật. TAND huyện Đại Từ đã tiếp nhận đơn và hồ sơ khởi kiện của ông Tuyết, nhưng đến nay đã hơn 1 năm TAND huyện Đại Từ không mời ông Tuyết đến làm việc, không ra quyết định thụ lý và không có bất kỳ văn bản thông báo nào, có thụ lý hay không thụ lý theo quy định?

Chúng ta đều biết, pháp luật luôn tạo điều kiện thuận lợi để người dân khởi kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo quy định việc nhận đơn hay thụ lý đơn đều là “trách nhiệm” mà tòa án buộc phải thực hiện và có quy định cụ thể về thời gian, thủ tục trong việc thông báo thụ lý vụ án.

Vì vậy ông Tuyết đề nghị Chánh án TAND huyện Đại Từ nhanh chóng chỉ đạo đưa ra xét xử vụ việc tranh chấp do cấp Giấy chứng nhận QSDĐ chồng lấn vào thửa đất rừng sản xuất đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ trước đó. Đồng thời, buộc UBND huyện Đại Từ: Thu hồi Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND huyện Đại Từ ban hành về việc cấp Giấy chứng nhận QSDĐ và tài sản gắn liền với đất cho 3 ông: Vũ Thế Vĩnh (chuyển nhượng cho ông Nguyễn Đình Cung nhưng chưa sang tên); Nguyễn Hữu Lai, Nguyễn Văn Tân, Vũ Thế Vinh; Ban hành quyết định thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận QSDĐ số BĐ 831139 cấp ngày 14/02//2012; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 539938 ngày 06/03/2006; Giấy chứng nhận QSDĐ số AE 217088 ngày 05/12/2006 do chính UBND huyện Đại Từ cấp.

Với tinh thần thượng tôn luật pháp, chúng tôi chuyển nội dung vụ việc trên tới các cơ quan chức năng để tiếp tục thông tin đến bạn đọc một cách đầy đủ, minh bạch.

Cùng chuyên mục

Soi những dự án hạ tầng trọng điểm phía Nam Hà Nội sắp cán đích
Khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội đang vươn mình trở thành một trung tâm mới đầy tiềm năng, nhờ kiến tạo chuỗi hạ tầng y tế, giáo dục, giao thông đồng bộ và hiện đại. Nơi đây hứa hẹn trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Vùng đồng bằng sông Hồng, giảm tải cho Thủ đô, tạo động lực tăng trưởng kinh tế bền vững.
Chính thức giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/2025/NĐ-CP ngày 11/4/2025 quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Theo đó, Nghị định quy định giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024.

Tin mới

Ocean City – Từ “cơn sốt” mạng xã hội đến siêu điểm đến thu hút hàng triệu du khách
Với hơn 1,2 tỷ lượt xem trên TikTok và hơn 1 triệu bài đăng trên Facebook chỉ trong một thời gian ngắn, địa danh Ocean City đã vượt khỏi phạm vi một “cơn sốt mạng” thông thường, từng bước khẳng định vị thế của một trong những tâm điểm du lịch – giải trí – văn hóa có ảnh hưởng mạnh hàng đầu miền Bắc hiện nay.
“Nóng” như Sầm Sơn, đô thị biển xứ Thanh khẳng định vị thế trung tâm du lịch hàng đầu phía Bắc
Chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, thành phố Sầm Sơn đã đón gần một triệu lượt khách – chiếm hơn một nửa tổng lượng khách đến Thanh Hóa, doanh thu ước đạt gần 2 ngàn tỷ đồng. Những con số “biết nói” này một lần nữa khẳng định vị thế vững chắc của “thủ phủ du lịch biển miền Bắc”.
Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương hay không?
Khi mất răng, nhiều người sẽ tìm đến phương pháp trồng Implant để khôi phục lại chức năng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường xuyên được đặt ra là: “Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương?”. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này và cung cấp những thông tin hữu ích về quy trình trồng Implant ngay sau khi nhổ răng, cũng như những yếu tố cần lưu ý trong quá trình điều trị.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống suy thoái đạo đức, lối sống, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong bối cảnh hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta. Trong đó, tư tưởng về đạo đức cách mạng và phòng chống suy thoái, tham nhũng, tiêu cực có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Bài viết làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực; từ đó đề xuất một số giải pháp vận dụng có hiệu quả trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay.