Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 04/01/2022 07:20 (GMT+7)

Nghệ An: Huyện Quỳnh Lưu chậm trễ trong việc xử lý xây dựng trái phép? (Bài 2)

Theo dõi GĐ&PL trên

Mặc cho, dư luận đã lên án, người dân có đơn kiến nghị, Báo chí đã phản ảnh quyết liệt nhưng UBND xã An Hòa, UBND huyện Quỳnh Lưu vẫn không có biện pháp xử lý dứt điểm vụ việc để kéo dài gần 03 năm làm cho nhân dân nơi đây vô cùng bức xúc.

Vừa qua, Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đăng tải bài “Xây dựng nhà xưởng trái phép và xả thải trực tiếp ra môi trường”, theo đó, năm 2014 ông Dương Hà Nam là thôn trưởng ngang nhiên ra đổ đất san mặt bằng và xây nhà ở, kho đông lạnh, xưởng sản xuất đá lạnh trái phép trên khu đất do UBND xã quản lý bám đường 537B gần 3000m2 cho đến nay khi chưa có quy hoạch, chưa được cơ quan có thẩm quyền cho thuê đất, giao đất, không có thiết kế dự toán, không thuế, không đánh giá tác động môi trường nhưng UBND xã, huyện không hề có bất kỳ một động thái gì đối với sự việc này.

Khu đất mà người dân phản ảnh ông Dương Hà Nam chiếm dụng là một khu đất rộng khoảng 3000m2, hiện trạng các công trình đã xây dựng trên khu đất gồm có: Một ngôi nhà ở của gia đình ông Nam, một kho đông lạnh, một nhà máy sản xuất đá lạnh, một ga ra để xe ô tô tải và một bãi tập kết để xe ra vào vận chuyển hàng hóa bám đường 537B rộng khoảng 40 mét và gắn liền với sông Hậu, hàng ngày tàu thuyền ra vào vận chuyển cá cấp đông và đá lành phục vụ cho ngư dân hoạt động rầm rộ suốt ngày đêm. Tại đây phóng viên nhận thấy toàn bộ hệ thống nước thải đều chảy trực tiếp ra sông Hậu không hề có hệ thống xử lý đang gây ô nhiễm môi trường.

tm-img-alt
Không thuế, không đảm bảo môi trường, không giấy phép, nguy hại hơn là xả thải trực tiếp ra môi trường khi chưa xử lý, nhưng vẫn hoạt động kinh doanh một cách tự do ngay giữa thanh thiên bạch nhật.

Quyết định cho thuê đất, giao đất nhưng không được giao mặt bằng

Ngoài việc biến đất công thành đất tư để xây nhà ở, kho đông lạnh, xưởng sản xuất đá lạnh phục vụ ngư dân được tọa lạc trên diện tích gần 3000m2 đất, thì ông “Quan thôn” này còn ngang ngược hơn, lộng quyền hơn đó là: Năm 2019 UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định chấp thuận đầu tư số 1061/QĐ-UBND ngày 08/4/2019 của UBND tỉnh Nghệ An về việc chấp thuận cho hộ kinh doanh ông Ngô Đình Lý thuê đất, giao đất rồi nhưng ông Dương Hà Nam vẫn ngang nhiên làm lên một ngôi nhà bằng Tôn 03 gian và chuyển dụng cụ sản xuất nước mắm chiếm ngay một phần đất mà UBND xã, huyện, tỉnh Nghệ An đã cho ông Ngô Đình Lý thuê, tạo lên một cuộc tranh chấp vô cớ, không có cơ sở pháp lý gây ách tắc, chậm tiến độ, không thể bàn giao mặt bằng gần 3 năm nay.

Mặc dù ông Lý đã rất nhiều lần làm đơn kiến nghị lên UBND các cấp yêu cầu sớm bàn giao mặt bằng để ông thực hiện dự án. Vì, hiện nay tất cả các thiết bị, máy móc đã mùa và đem về đang tập đống phải mua bạt để che phủ, bảo quản nhưng đến nay đã có một số bộ phận bị dĩ dét hư hỏng nặng.

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu về việc xử lý, giải quyết sau khi báo chí nêu, ông Quý cho biết: “Sau khi báo chí phản ánh, UBND huyện đã có Công văn chỉ đạo UBND xã An Hòa làm việc với ông Dương Hà Nam để yêu cầu ông Nam phải tự tháo dỡ phần xây dựng trái phép trên đất đã được UBND các cấp cho ông Ngô Đình Lý thuê, nếu trong thời gian tới mà ông Nam không tự tháo dỡ thì UBND huyện giao cho UBND xã An Hòa làm các thủ tục cưỡng chế theo quy định của pháp luật”.

tm-img-alt
Ông Dương Hà Nam xóm trưởng xóm Tân An ngang nhiên xây dựng nhà, kho xưởng trái phép trên gần 3000m2 đất nông nghiệp.

Làm việc với ông Hồ Anh Dũng - Chủ tịch UBND xã An Hòa về vấn trên thì ông Dũng cho hay: “ Hiện nay, UBND xã đã mời ông Dương Hà Nam lên để làm việc và yêu cầu ông Nam phải tự tháo dỡ phần xây dựng trái phép và di dời số tài sản trên khu đất mà Nhà nước đã giao cho hộ kinh doanh ông Ngô Đình Lý nhưng đến nay ông Nam vẫn chưa thực hiện, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc nếu ông Nam vẫn cố tình không thực hiện thì sẽ báo cáo UBND huyện và tiến hành làm các thủ tục cưỡng chế theo quy định, không thể để sự việc kéo dài mãi được”.

UBND huyện Quỳnh Lưu cần kiên quyết hơn trong việc xử lý các sai phạm

Ngoài việc UBND xã, huyện Quỳnh Lưu giải quyết không dứt điểm việc chiếm dụng 02 khu đất trái phép của ông Thôn trưởng trên thì hiện tại trên địa bàn huyện đã và đang còn một số sai phạm về lĩnh vực tài nguyên như; xây dựng nhà ở kiên cố trên đất nông nghiệp, sử dụng đất sai mục đích, chiếm dụng đất của Nhà nước đang tồn tại nhiều năm nay nhưng vẫn không có biện pháp, giải pháp để giải quyết một cách dứt điểm, triệt để, đã tạo lên sự bất bình, bất công trong xã hội.

Điển hình như: Tại xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu hàng trăm hộ dân xây dựng nhà ở kiên cố trái phép trên đất nông nghiệp, UBND cấp xã giao, bán đất trái thẩm quyền, thu chi trái với quy định của luật tài chính, mặc dù nhân dân đã gửi hàng trăm lá đơn khiếu nại, tố cáo đi khắp nơi, báo chí cũng đã phản ảnh, dư luận đang hết sức quan tâm nhưng đến nay các cơ quan chức năng vẫn không hề giải quyết. Xưởng gỗ bóc ván ép không phép tại xã Tân Thắng, Quỳnh Lưu ngang nhiên hoạt động rầm rộ nhiều năm trên đất chưa có giấy chứng nhận QSD đất, không phù hợp vùng quy hoạch, không phép, không thuế, gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông.

Nhưng khi người dân phản ảnh, báo chí lên tiếng thì UBND xã, huyện chỉ giải quyết qua loa, sơ sài, trả lời ở dạng văn bản cho có vậy, còn mọi việc vẫn không hề thay đổi, doanh nghiệp cứ ngang nhiên hoạt động, dân ở trái phép vẫn không bị xử lý, chiếm dụng đất đai không bị thu hồi làm cho nhân dân vô cùng thất vọng và dần suy thoái lòng tin đối với một số cán bộ, nhất là cấp cơ sở.

Việc những địa phương để xảy ra vi phạm, sai phạm mà không, chậm xử lý như đã nêu trên, trách nhiệm lớn nhất là của chính quyền cấp cơ sở đã không kịp thời ngăn chặn, xử lý các vi phạm ngay từ ban đầu. Trách nhiệm chính phải nói đến là người đứng đầu.

Mặc dù, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã ban hành nhiều công văn, quyết định, trong đó đã nêu ró phải gắn trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác quản lý Nhà nước đối với địa phương mình khi để xây ra sai phạm. Tuy nhiên, bên cạnh đó lại có một số địa phương còn có dấu hiệu bao che, cấu kết, im lặng để hộ cá nhân, doanh nghiệp có đủ điều kiện, thời gian làm trái. Đặc biệt, công tác chỉ đạo, lãnh đạo trong việc xử lý đối với những vi phạm còn thiếu kiên quyết, kiên trì, thiếu khách quan dẫn đến những sai phạm kéo dài, không giải quyết được gây thất thoát nghiêm trọng đến tài nguyên, khoáng sản của đất nước và làm bất công bằng trong xã hội.

Cùng chuyên mục

Tin mới