Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 06/01/2022 16:00 (GMT+7)

Hà Nội lên kế hoạch chi hơn 65.000 tỉ xây lại chung cư cũ

Theo dõi GĐ&PL trên

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 335/KH-UBND ngày 31/12/2021 về việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội đợt 1.

Theo đó, có 4 khu tập thể phải phá dỡ để xây dựng lại đều tại quận Ba Đình là khu tập thể Giảng Võ có 1 nhà cấp D là C8; khu tập thể Thành Công có nhà G6A; khu tập thể Ngọc Khánh có nhà A, và khu tập thể Bộ Tư pháp có 2 đơn nguyên đầu hồi cấp 4.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

UBND quận Ba Đình có trách nhiệm hoàn thành di dời các hộ dân trong quý 1/2022; đề xuất phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và bố trí nhà ở tạm thời trong quý 3/2022; lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/600 cải tạo, xây dựng lại trình thành phố trong quý 4/2022; tổ chức lựa chọn chủ đầu tư trong quý 1/2023.

Chủ đầu tư sau khi được chọn phải thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai, lập phê duyệt dự án, giải phóng mặt bằng,... hoàn thành trong quý 2/2023.

Thời gian phá dỡ nhà chung cư cũ: với nhà nguy hiểm cấp D, dự kiến thực hiện phá dỡ trong quý 3/2023; với các nhà còn lại tiến độ cụ thể trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án (từ quý 3/2023).

Với nhà chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa) cũng giao quận hoàn thành di dời hộ dân ra khỏi nhà nguy hiểm cấp D trong quý 1/2022. Trình tự thủ tục các bước khác tương tự như 4 nhà chung cư trên. Tuy nhiên, với nhà 148 - 150 Sơn Tây (quận Ba Đình ), thành phố giao UBND quận Ba Đình di dời dân, lựa chọn chủ đầu tư, bố trí chỗ ở tạm thời... báo cáo thành phố ngay trong quý 1/2022; thời gian phá dỡ chung cư hoàn thành trong quý 3/2022.

UBND thành phố cũng cho biết, trong quá trình triển khai dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, dự kiến sử dụng các quỹ nhà ở tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng khoảng 4.433 căn hộ. Ngoài ra, thành phố cũng có kế hoạch xây dựng các khu định cư mới tại các khu di dân Đền Lừ 3, khu Đông Hội (huyện Đông Anh)...

Theo UBND TP. Hà Nội, dự kiến nguồn vốn huy động từ 3 nguồn, gồm vốn xã hội hóa (với trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư thỏa thuận với doanh nghiệp bất động sản lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư); nguồn vốn đầu tư công; nguồn vốn vay từ Quỹ đầu tư phát triển thành phố cho các chủ đầu tư vay để triển khai...

Trường hợp Nhà nước trực tiếp thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư và đầu tư xây dựng quỹ nhà tạm cư, nhu cầu vốn đầu tư công khoảng 65.360 tỉ đồng, gồm: khoảng 60.500 tỉ đồng để thực hiện đầu tư xây dựng dự án cải tạo, xây dựng lại 4 khu chung cư có nhà nguy hiểm cấp D (Thành Công, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp). Khoảng 4.860 tỉ đồng để xây dựng 5 dự án tạm cư tại quận Hoàng Mai, quận Tây Hồ và huyện Đông Anh.

Hiện, Hà Nội có khoảng 1.579 chung cư cũ, bao gồm khoảng 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư; và khoảng 306 chung cư cũ độc lập, đơn lẻ, chủ yếu được xây dựng trước năm 1954 và từ năm 1960-1994.

Cùng chuyên mục

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
Sau khi lấy ý kiến rộng rãi từ các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 vì phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều vi phạm về đất đai ở Phú Yên
Ngày 9/10, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông báo Kết luận thanh tra 2094/TB-TTCP về trách nhiệm của UBND tỉnh Phú Yên khi để xảy ra các khuyết điểm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, khai thác cát, đất, đá, sỏi và quản lý đầu tư xây dựng.
Hà Nội sẽ công khai những người bỏ cọc đấu giá đất
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành văn bản gửi tới các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã về công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Theo đó, Hà Nội yêu cầu UBND cấp huyện lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền. Sau đó, danh sách này sẽ được công khai trên trang thông tin của các huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Phú Thọ: Cần giám định nguyên nhân sự cố sập cầu Phong Châu
Theo Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, do ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu, kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu vào 9/9/2024

Tin mới