Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 04/01/2022 10:00 (GMT+7)

Vụ Công ty Việt Á: Phải bồi thường thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp

Theo dõi GĐ&PL trên

Luật sư cho rằng trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra sẽ làm rõ các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại từ việc sử dụng dịch vụ y tế từ các đơn vị mua bộ kit xét nghiệm này như thế nào.

Với số tiền chênh lệch mà họ phải bỏ ra do các đối tượng thổi giá thì đó là thiệt hại của các tổ chức, cá nhân, các đối tượng vi phạm pháp luật phải bồi thường những thiệt hại đó cho người dân và doanh nghiệp.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Khởi tố, bắt giam hàng loạt lãnh đạo

Liên quan đến vụ việc, cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố hàng loạt đối tượng phạm tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ thông thầu để "thổi giá" và nhận tiền lót tay tại Công ty Việt Á.

Cụ thể, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) thuộc Bộ Công an đã khởi tố ông Phan Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á cùng một số thuộc cấp để làm rõ nghi vấn phạm tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Cùng tội danh, C03 khởi tố ông Phạm Duy Tuyến (Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hải Dương - CDC tỉnh Hải Dương) và Nguyễn Mạnh Cường (nguyên kế toán trưởng CDC Hải Dương).

Mở rộng điều tra, Bộ Công an xác định, một số lãnh đạo các Bộ, cán bộ CDC tỉnh Nghệ An và CDC Bình Dương đã thông đồng, câu kết với bị can Phan Quốc Việt và các đối tượng liên quan thuộc Công ty Việt Á, Công ty TNHH Phát triển công nghệ ứng dụng Việt Nam (VNDAT) vi phạm các quy định của Luật Đấu thầu khi tổ chức đấu thầu mua vật tư, thiết bị phòng, chống dịch. 

Chiều ngày 31/12/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện các lệnh khám xét và áp dụng biện pháp tư pháp đối với ông Nguyễn Minh Tuấn, cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị - Công trình y tế (Bộ Y tế), ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) và ông Trịnh Thanh Hùng, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật (Bộ Khoa học - Công nghệ), để điều tra về tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Các bị can bị khởi tố để điều tra về hành vi vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng gồm: Nguyễn Văn Định, Giám đốc CDC Nghệ An; Nguyễn Thị Hồng Thắm, Kế toán trưởng CDC Nghệ An; Nguyễn Thành Danh, Giám đốc CDC Bình Dương; Trần Thanh Phong, Phó Phòng Tài chính Kế toán CDC Bình Dương; Lê Thị Hồng Xuyên, nguyên Phụ trách Phòng Thí nghiệm CDC Bình Dương; Tiêu Quốc Cường, Kế toán trưởng, Phó phòng tài chính Sở Y tế Bình Dương; Nguyễn Trường Giang, Giám đốc VNDAT; Nguyễn Thị Thúy, nhân viên kinh doanh Công ty CNDAT; Lê Trung Nguyên, Giám đốc Vùng Công ty Việt Á.

Điều tra ban đầu xác định, tháng 4/2020, Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành sinh phẩm xét nghiệm Covid-19. Doanh nghiệp đã cung ứng kit xét nghiệm cho 62 tỉnh, thành phố, doanh thu gần 4.000 tỉ đồng. Nhằm thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, Việt cùng các nhân viên Việt Á nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, xác định giá bán là 470.000 đồng/kit.

Theo đó, cơ quan điều tra đang làm rõ Công ty Việt Á bán kit xét nghiệm 'thổi giá' cho nhiều doanh nghiệp, đơn vị và người dân trên cả nước. Vậy liệu các doanh nghiệp, đơn vị, người dân có thể đòi lại số tiền chênh lệch mua kit xét nghiệm này không?

Phải bồi thường thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp

Trao đổi với Tạp chí Luật sư Việt Nam, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp cho biết dù là hoạt động đấu thầu hay chỉ định thầu thì mục đích hướng đến đều là lựa chọn nhà thầu phù hợp để đảm bảo sử dụng nguồn ngân sách nhà nước có hiệu quả. Hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015. Đối với số tiền gây thiệt hại cho nhà nước thì các bị can phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Đối với số tiền thu lợi bất chính thì cũng bị tịch thu sung công quỹ theo quy định của pháp luật. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ những thiệt hại mà nhà nước phải gánh chịu trong các hợp đồng này là bao nhiêu, trên cơ sở giá cả thị trường và giá hàng hóa mà các đối tượng đã nâng khống, thổi giá.

"Ngoài ra, thiệt hại đối với các tổ chức, cá nhân còn là thiệt hại từ việc xác định giá bộ kit xét nghiệm này không đúng giá trị thực tế dẫn đến việc các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ xét nghiệm này phải chi trả số tiền lớn hơn giá trị thực tế mà họ thanh toán. Số tiền giá cả chênh lệch này sẽ là thiệt hại của các tổ chức, cá nhân và số tiền mà các đối tượng thu được là tiền thu lợi bất chính, với số tiền thu lợi bất chính này thì sẽ trả lại cho những người đã phải trả giá đắt cho các bộ kit xét nghiệm đó. Bởi vậy, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra sẽ làm rõ các tổ chức cá nhân khác bị thiệt hại từ việc sử dụng dịch vụ y tế từ các đơn vị mua bộ kit xét nghiệm này như thế nào, với số tiền chênh lệch mà họ phải bỏ ra do các đối tượng thổi giá thì đó là thiệt hại của các tổ chức, cá nhân, các đối tượng vi phạm pháp luật phải bồi thường những thiệt hại đó cho người dân và doanh nghiệp", Luật sư Cường phân tích.

Cần làm rõ, xác định có người chống lưng, giúp sức, bảo kê hay không?

Ngoài vấn đề xem xét xử lý các đối tượng về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và phần trách nhiệm dân sự thì trong vụ án này có rất nhiều vấn đề cần phải làm đó để mở rộng điều tra, xem xét xử lý với các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật. 

"Một điều quan trọng cần phải làm rõ để xác định có người chống lưng, giúp sức, bảo kê cho tập đoàn này thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hay không? Nếu không có sự tiếp tay, thao túng, vạch đường, chỉ lối thì một doanh nghiệp liệu có làm được những điều không tưởng như vậy hay không? Vấn đề này cơ quan điều tra sẽ phải làm rõ trong quá trình điều tra để giải quyết triệt để vụ án, làm rõ nguyên nhân động cơ phạm tội, làm rõ vai trò của những người đồng phạm, trách nhiệm của cơ quan chức năng và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định pháp luật", Luật sư nêu quan điểm.

Hành vi lợi dụng dịch bệnh để phạm tội là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, đồng thời cũng là hành vi rất đáng lên án. Việc sử dụng bộ kit không đủ tiêu chuẩn, không đảm bảo chất lượng sẽ không có tác dụng trong việc phòng chống dịch bệnh, có thể tác động tiêu cực đến kết quả phòng chống dịch bệnh, gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, của tổ chức, của cá nhân trong việc phòng chống dịch bệnh. Hành vi này có thể nói là tội ác, là hành vi không những vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội mà còn vi phạm pháp luật hình sự đến mức phải xử lý bằng nhiều chế tài khác nhau.

Hành vi thu lợi bất chính từ dịch bệnh, từ nỗi sợ hãi lo lắng của cộng đồng là hành vi táng tận lương tâm, coi thường dư luận. Bởi vậy vụ việc này cần phải đi đến cùng của sự việc, làm rõ vai trò trách nhiệm của các tổ chức cá nhân có liên quan. Nếu vụ việc liên quan đến quan chức ở nhiều địa phương thì cần phải đưa vụ việc vào diện theo dõi của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng giám sát có như vậy mới có thể giải quyết một cách triệt để, công bằng, đúng pháp luật.

Cùng chuyên mục

Một số vấn đề pháp lý vụ trẻ tử vong trên đưa đón học sinh
Việc đưa đón học sinh mầm non, tiểu học là một quá trình đòi hỏi phải có quy tắc đảm bảo an toàn, người thực hiện việc đưa đón phải là những người có trình độ, kĩ năng chuyên môn tốt, có trách nhiệm.  Chỉ cần thiếu trách nhiệm trong việc xây dựng quy trình tổ chức thực hiện việc đưa đón học sinh hoặc người được giao quản lý việc đưa đón học sinh thiếu trách nhiệm, không tuân thủ quy trình là có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Cần đảm bảo tính răn đe trong xử lý các hành vi xâm phạm, mua bán thông tin cá nhân
Theo Luật sư, các quy định về hình thức xử phạt đối với những hành vi xâm phạm thông tin cá nhân hiện nay có thể chưa đảm bảo tính răn đe. Trong khi hậu quả từ hành vi xâm phạm quyền riêng tư có thể rất nghiêm trọng, gây tổn hại tới danh dự, nhân phẩm, an toàn và cả tính mạng của không chỉ một mà có thể là nhiều nạn nhân. Do đó, cần xử lý nặng, tăng mức phạt đối với các hành vi mua bán thông tin cá nhân.
Một số rủi ro khi mua bán, chuyển nhượng nhà đất thông qua hình thức ‘Hợp đồng ủy quyền’
Có thể nói, hiện nay việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản như quyền sử dụng đất, nhà ở được thực hiện thông qua hình thức “Hợp đồng ủy quyền” là tương đối phổ biến. Nội dung này có mục đích hợp pháp hóa các giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất mà các bên chủ thể chưa đủ điều kiện hoặc vì một lý do nào đó mà không làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã ký kết một hợp đồng ủy quyền, giao cho bên nhận ủy quyền được toàn quyền đoạt tài sản.
Hành vi xem bói có thể bị phạt tù tới 10 năm
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ nhiệm Cơ quan truyền thông Liên đoàn Luật sư Việt Nam, liên quan đến nhóm hành vi về hoạt động xem bói thì hiện nay tùy mức độ, tính chất và hậu quả của hành vi sẽ có các chế tài xử lý hành chính hoặc hình sự. Với mức xử phạt hình sự, hành vi bói toán có thể đối diện mức hình phạt cao nhất lên tới 10 năm tù, phạt tiền đến 50 triệu đồng.
Kẻ ép bé trai 3 tuổi hút ma túy đối diện án tù 20 năm
Trong trường hợp kết quả xác minh của cơ quan điều tra cho thấy người này ép buộc cháu bé 3 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy thì sẽ bị xử lý hình sự về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy và hình phạt có thể tới 20 năm tù.

Tin mới

Lý giải vì sao Bộ GD&ĐT đề xuất xếp lương lần đầu của giáo viên tăng 01 bậc
Đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho hay, lương giáo viên có thâm niên dưới 05 năm hiện nay rất thấp. Vì thế, việc nâng 01 bậc lương với giáo viên khi xếp lương khởi điểm là đề xuất nhằm khuyến khích người trẻ vào nghề dạy học. Đây cũng là một phần của việc hiện thực hóa mục tiêu lương giáo viên cao nhất trong thang bậc lương.