Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 16/03/2025 10:54 (GMT+7)

Quyền của người cầm cố tài sản

Theo dõi GĐ&PL trên

Cầm cố tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, theo đó bên có nghĩa vụ giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Có thể hiểu một cách đơn giản, cầm cố tài sản là một hình thức vay tiền, theo đó người vay (bên cầm cố) sẽ giao tài sản có giá trị (như vàng, điện thoại, xe máy...) cho người cho vay (bên nhận cầm cố) để làm bảo đảm. Nếu người vay không trả được nợ đúng hạn, người cho vay có quyền bán tài sản đó để thu hồi số tiền đã cho vay.

Đối tượng của cấm cố tài sản

Đối tượng của cầm cố tài sản là tài sản, tài sản có thể là động sản hoặc bất động sản. Tài sản cầm cố cần đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015:

- Tài sản cầm cố phải thuộc sở hữu của bên cầm cố hoặc người được ủy quyền hợp pháp.

- Tài sản cầm cố phải là tài sản được phép giao dịch theo quy định pháp luật. Các tài sản bị cấm giao dịch hoặc hạn chế giao dịch không được dùng để cầm cố.

- Tài sản cầm cố có thể được mô tả chung theo thỏa thuận của các bên nhưng phải xác định được.

- Giá trị của tài sản được mang đi cầm cố có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được cầm cố.

- Tài sản cầm cố có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Việc cầm cố bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng với quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

- Tài sản cầm cố có thể là động sản hoặc bất động sản. Tuy nhiên, khi cầm cố bất động sản cần lưu ý như sau: Bộ luật Dân sự 2015 cho phép cầm cố bất động sản và khi bất động sản là đối tượng của cầm cố thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Nhưng trên thực tế, vì rủi ro của việc cầm cố bất động sản khá cao nên đối tượng này thường không được ưu tiên trong biện pháp cầm cố.

Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản

Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố được quy định tại Điều 311 và 312 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể bao gồm:

- Quyền yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp các bên thỏa thuận về việc bên nhận cầm cố được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố quy định tại khoản 3 Điều 314 Bộ luật Dân sự nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

- Quyền yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu khi có nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

- Quyền yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.

- Quyền được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.

Về nghĩa vụ, bên cầm cố phải thực hiện những nghĩa vụ sau:

- Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.

- Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.

- Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản

Căn cứ theo Điều 314 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên nhận cầm cố có những quyền sau:

- Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.

- Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

- Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.

- Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

Nghĩa vụ bên nhận cầm cố được quy định tại Điều 313 Bộ luật Dân sự, bao gồm:

- Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

- Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

- Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Cùng chuyên mục

Nhận tội thay cho người khác phạm tội gì?
Theo Luật sư, hành vi nhận tội thay cho người khác có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Che giấu tội phạm", tội "Cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối" hoặc tội "Không tố giác tội phạm" nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành các tội phạm này.
Một số vấn đề pháp lý vụ trẻ tử vong trên đưa đón học sinh
Việc đưa đón học sinh mầm non, tiểu học là một quá trình đòi hỏi phải có quy tắc đảm bảo an toàn, người thực hiện việc đưa đón phải là những người có trình độ, kĩ năng chuyên môn tốt, có trách nhiệm.  Chỉ cần thiếu trách nhiệm trong việc xây dựng quy trình tổ chức thực hiện việc đưa đón học sinh hoặc người được giao quản lý việc đưa đón học sinh thiếu trách nhiệm, không tuân thủ quy trình là có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Cần đảm bảo tính răn đe trong xử lý các hành vi xâm phạm, mua bán thông tin cá nhân
Theo Luật sư, các quy định về hình thức xử phạt đối với những hành vi xâm phạm thông tin cá nhân hiện nay có thể chưa đảm bảo tính răn đe. Trong khi hậu quả từ hành vi xâm phạm quyền riêng tư có thể rất nghiêm trọng, gây tổn hại tới danh dự, nhân phẩm, an toàn và cả tính mạng của không chỉ một mà có thể là nhiều nạn nhân. Do đó, cần xử lý nặng, tăng mức phạt đối với các hành vi mua bán thông tin cá nhân.
Một số rủi ro khi mua bán, chuyển nhượng nhà đất thông qua hình thức ‘Hợp đồng ủy quyền’
Có thể nói, hiện nay việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản như quyền sử dụng đất, nhà ở được thực hiện thông qua hình thức “Hợp đồng ủy quyền” là tương đối phổ biến. Nội dung này có mục đích hợp pháp hóa các giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất mà các bên chủ thể chưa đủ điều kiện hoặc vì một lý do nào đó mà không làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã ký kết một hợp đồng ủy quyền, giao cho bên nhận ủy quyền được toàn quyền đoạt tài sản.
Hành vi xem bói có thể bị phạt tù tới 10 năm
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ nhiệm Cơ quan truyền thông Liên đoàn Luật sư Việt Nam, liên quan đến nhóm hành vi về hoạt động xem bói thì hiện nay tùy mức độ, tính chất và hậu quả của hành vi sẽ có các chế tài xử lý hành chính hoặc hình sự. Với mức xử phạt hình sự, hành vi bói toán có thể đối diện mức hình phạt cao nhất lên tới 10 năm tù, phạt tiền đến 50 triệu đồng.

Tin mới

Tiến sĩ Nguyễn Văn Y: Xây dựng văn hoá văn minh - trách nhiệm của mỗi cá nhân trong kỷ nguyên số
Tiến sĩ Nguyễn Văn Y là một giảng viên tiếng Anh dày dặn kinh nghiệm tại Hà Nội, đồng thời là chuyên gia đào tạo kỹ năng mềm, hoạch định chính sách và phân tích kinh tế. Hiện nay, ông là giảng viên bộ môn Tiếng Anh – chuyên gia đào tạo sinh viên tinh hoa của Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên gia hoạch định và nghiên cứu chuyển đổi số của Đại học Ngoại thương Hà Nội. 
Real Madrid - Athletic Bilbao: Bản lĩnh “lên tiếng” trong thời khắc cuối cùng
Sân Santiago Bernabéu đã một lần nữa chứng kiến thức bóng đá của những vì sao – không rực rỡ liên tục, nhưng đủ bùng nổ ở thời khắc cần thiết. Real Madrid, sau hơn 90 phút kiên nhẫn và căng thẳng, cuối cùng cũng có được điều họ muốn: chiến thắng. Một chiến thắng không dễ dàng, không đẹp hoàn hảo, nhưng đậm chất Madrid: bản lĩnh, “lì lợm” và đầy cảm xúc.
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025, tăng gần 189% so với cùng kỳ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2024 và vốn điều lệ Ngân hàng ở mức 28.450 tỷ đồng.
Viện thẩm mỹ Lavender by Chang bị xử phạt 30 triệu đồng do quảng cáo “lố”
Vừa qua, ngành thẩm mỹ tại TP.HCM lại tiếp tục chứng kiến một vụ việc gây xôn xao dư luận khi Viện Thẩm Mỹ Lavender by Chang, một cái tên đã trở nên quen thuộc trong hội chị em yêu thích làm đẹp, chính thức bị xử phạt vì hành vi quảng cáo sai sự thật. Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã ra quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế đối với Công ty TNHH Lavender Sài Gòn, có địa chỉ tại Số 61 Trương Định, phường Võ Thị Sáu, quận 3.