Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 10/03/2024 11:41 (GMT+7)

Nhà nghỉ, khách sạn có được giữ CCCD của khách

Theo dõi GĐ&PL trên

Việc nhà nghỉ, khách sạn giữ thẻ CCCD của khách thuê phòng có đúng với các quy định pháp luật hiện nay không?

Nhà nghỉ, khách sạn có được giữ CCCD của khách
Ảnh minh họa.

Theo Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, viện dẫn Điều 44, Nghị định 96/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Theo đó, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau: chứng minh nhân dân, CCCD, hộ chiếu, thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài), các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp.

Đồng thời, ghi đầy đủ thông tin của khách lưu trú vào sổ quản lý (hoặc nhập đầy đủ thông tin vào máy tính) trước khi cho khách vào phòng nghỉ.

Chiểu theo điều luật, chủ hoặc nhân viên nhà nghỉ, khách sạn chỉ được kiểm tra thẻ CCCD của khách thuê phòng để lấy thông tin, ghi vào sổ quản lý, chứ không có quyền giữ luôn thẻ CCCD.

Bên Cạnh đó, Điều 7, Luật CCCD năm 2014 nghiêm cấm hành vi thu giữ thẻ CCCD trái quy định của pháp luật.

Nghị định số 144/2021 cũng quy định, phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng đối với hành vi chiếm đoạt, sử dụng chứng minh nhân dân, thẻ CCCD hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân của người khác.

Luật sư khuyến cáo khi làm thủ tục thuê phòng, khách thuê có thể giải thích để nhân viên hoặc chủ nhà nghỉ, khách sạn hiểu rằng việc giữ thẻ CCCD là trái quy định. Trường hợp cần thiết, khách thuê có thể liên hệ tới UBND hoặc Công an cấp xã để giải quyết.

Cơ quan nào được tạm giữ thẻ CCCD?

Luật sư cho biết, tại Điều 28, Luật CCCD năm 2014 quy định rất rõ, thẻ CCCD chỉ bị tạm giữ trong 02 trường hợp.

Thứ nhất là người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Thứ hai là người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.

Thẩm quyền tạm giữ thẻ CCCD thuộc cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Trong thời gian bị tạm giữ, công dân được cơ quan tạm giữ cho phép sử dụng thẻ CCCD của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.

Công dân được trả lại thẻ CCCD khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Mới đây, Quốc hội đã thông qua Luật Căn cước và có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024 thay thế cho Luật CCCD năm 2014.

Theo đó, Luật Căn cước tiếp tục quy định các trường hợp bị tạm giữ, cơ quan có thẩm quyền tạm giữ thẻ căn cước như hiện hành.

Cùng chuyên mục

Một số vấn đề pháp lý vụ trẻ tử vong trên đưa đón học sinh
Việc đưa đón học sinh mầm non, tiểu học là một quá trình đòi hỏi phải có quy tắc đảm bảo an toàn, người thực hiện việc đưa đón phải là những người có trình độ, kĩ năng chuyên môn tốt, có trách nhiệm.  Chỉ cần thiếu trách nhiệm trong việc xây dựng quy trình tổ chức thực hiện việc đưa đón học sinh hoặc người được giao quản lý việc đưa đón học sinh thiếu trách nhiệm, không tuân thủ quy trình là có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Cần đảm bảo tính răn đe trong xử lý các hành vi xâm phạm, mua bán thông tin cá nhân
Theo Luật sư, các quy định về hình thức xử phạt đối với những hành vi xâm phạm thông tin cá nhân hiện nay có thể chưa đảm bảo tính răn đe. Trong khi hậu quả từ hành vi xâm phạm quyền riêng tư có thể rất nghiêm trọng, gây tổn hại tới danh dự, nhân phẩm, an toàn và cả tính mạng của không chỉ một mà có thể là nhiều nạn nhân. Do đó, cần xử lý nặng, tăng mức phạt đối với các hành vi mua bán thông tin cá nhân.
Một số rủi ro khi mua bán, chuyển nhượng nhà đất thông qua hình thức ‘Hợp đồng ủy quyền’
Có thể nói, hiện nay việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản như quyền sử dụng đất, nhà ở được thực hiện thông qua hình thức “Hợp đồng ủy quyền” là tương đối phổ biến. Nội dung này có mục đích hợp pháp hóa các giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất mà các bên chủ thể chưa đủ điều kiện hoặc vì một lý do nào đó mà không làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã ký kết một hợp đồng ủy quyền, giao cho bên nhận ủy quyền được toàn quyền đoạt tài sản.
Hành vi xem bói có thể bị phạt tù tới 10 năm
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ nhiệm Cơ quan truyền thông Liên đoàn Luật sư Việt Nam, liên quan đến nhóm hành vi về hoạt động xem bói thì hiện nay tùy mức độ, tính chất và hậu quả của hành vi sẽ có các chế tài xử lý hành chính hoặc hình sự. Với mức xử phạt hình sự, hành vi bói toán có thể đối diện mức hình phạt cao nhất lên tới 10 năm tù, phạt tiền đến 50 triệu đồng.
Kẻ ép bé trai 3 tuổi hút ma túy đối diện án tù 20 năm
Trong trường hợp kết quả xác minh của cơ quan điều tra cho thấy người này ép buộc cháu bé 3 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy thì sẽ bị xử lý hình sự về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy và hình phạt có thể tới 20 năm tù.

Tin mới

Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.