Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 21/08/2023 11:55 (GMT+7)

Cần đảm bảo tính răn đe trong xử lý các hành vi xâm phạm, mua bán thông tin cá nhân

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo Luật sư, các quy định về hình thức xử phạt đối với những hành vi xâm phạm thông tin cá nhân hiện nay có thể chưa đảm bảo tính răn đe. Trong khi hậu quả từ hành vi xâm phạm quyền riêng tư có thể rất nghiêm trọng, gây tổn hại tới danh dự, nhân phẩm, an toàn và cả tính mạng của không chỉ một mà có thể là nhiều nạn nhân. Do đó, cần xử lý nặng, tăng mức phạt đối với các hành vi mua bán thông tin cá nhân.

Cần đảm bảo tính răn đe trong xử lý các hành vi xâm phạm, mua bán thông tin cá nhân
Ảnh minh họa.

Thời gian gần đây, tình trạng thu thập, mua bán dữ liệu cá nhân diễn ra vô cùng phức tạp, nêu bật tình trạng này tại tại Hội nghị phổ biến, hướng dẫn Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17/4 của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân do Bộ Công an tổ chức ngày 07/6/2023. Đại diện Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an cho biết, Bộ Công an đã phát hiện hàng trăm cá nhân, tổ chức liên quan hành vi bán dữ liệu cá nhân, một số đường dây chiếm đoạt, mua bán dữ liệu cá nhân quy mô lớn tại Việt Nam đã bị đấu tranh, xử lý. Theo đó, số lượng dữ liệu cá nhân bị thu thập, mua bán trái phép lớn nhất từng phát hiện lên gần 1.300 GB, với hàng tỉ dữ liệu cá nhân, trong đó nhiều dữ liệu cá nhân nội bộ, nhạy cảm.

Trước đó Công an TP. Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra các khuyến cáo người dân về tình trạng hành vi mua bán thông tin cá nhân trên không gian mạng đang diễn ra phổ biến, công khai, trắng trợn thông qua các Website, trang nhóm mạng xã hội, diễn đàn tin tặc. Được biết, tình trạng này không chỉ diễn ra đơn lẻ, giữa các các nhân mà còn có sự tham gia của các công ty, tổ chức, doanh nghiệp.

Theo Công an TP. Hồ Chí Minh, nguyên nhân xuất phát từ việc người dùng Internet bất cẩn, chưa có ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân (chia sẻ công khai trên không gian mạng, lưu trữ, truyền đưa không bảo mật). Nguyên nhân tiếp theo là do cơ quan, tổ chức có dữ liệu cá nhân của khách hàng nhưng làm lộ lọt ra bên ngoài. Cuối cùng là tin tặc (hacker) sử dụng năng lực kỹ thuật thu thập dữ liệu cá nhân, sử dụng phần mềm, mã độc thu thập dữ liệu cá nhân; tấn công, xâm nhập hệ thống máy tính chiếm đoạt dữ liệu cá nhân.

Vậy, trước tình trạng trên, người dân cần làm gì để bảo vệ thông tin cá nhân của mình và hành vi mua bán trái phép dữ liệu cá nhân sẽ bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?

Theo Luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh cho biết, việc lộ thông tin cá nhân sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy. Trong đó, nguy hiểm nhất là việc để lộ thông tin cá nhân vào tay những đối tượng lừa đảo có thể khiến bản thân rơi vào vòng lao lý mà không hề hay biết.

Những đối tượng này có thể sử dụng thông tin cá nhân như hình ảnh, số điện thoại, mối quan hệ của người bị lộ thông tin... để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong khi mình là người bị hại lại phải chịu trách nhiệm cho hành vi vi phạm đó.

Theo Luật sư Bình, người mua bán trái phép dữ liệu cá nhân có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Căn cứ theo Điều 102, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, quy định về vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin, mức phạt tiền thấp nhất là 02 triệu đồng và mức phạt tiền cao nhất lên tới 100 triệu đồng…

Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với hình phạt tù cao nhất lên đến 07 năm. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền lên đến 200 triệu đồng…

Để có thể tránh tình cảnh làm lộ thông tin cá nhân, Luật sư cho biết cần hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân, nhất là trên không gian mạng. Khi bản thân càng chia sẻ nhiều thông tin cá nhân, càng tạo điều kiện cho kẻ xấu thực hiện hành vi trái pháp luật. Nếu bắt buộc phải cung cấp thông tin cá nhân, bản thân cần sử dụng các cơ chế nhằm bảo mật thông tin. Mỗi người cũng phải nâng cao khả năng hiểu biết về rủi ro và hậu quả khi để lộ thông tin.

Đồng thời, cần tuyên truyền, vận động mọi người cảnh giác trước các thủ đoạn tinh vi của những kẻ xấu hay phần mềm có khả năng rủi ro về thông tin cá nhân. Hơn hết, phải lên án, phê phán, lật tẩy và tố cáo trước những hành vi vi phạm đến thông tin cá nhân.

Trong trường hợp phát hiện thông tin cá nhân lộ, ông Bình khuyên nên trình báo cơ quan Công an để được ghi nhận vụ việc; sau này nếu có trường hợp thông tin cá nhân đã lộ ấy bị sử dụng nhằm thực hiện các hành vi trái pháp luật thì cơ quan Công an sẽ tiến hành xác minh trên cơ sở đã trình báo.

Để ngăn chặn việc mua bán thông tin cá nhân, Luật sư Bình kiến nghị các cơ quan chức năng cần lấp đầy các khoảng trống pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân, không gian mạng. Đồng thời phải có quy định, kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các trang mạng xã hội, phần mềm bên thứ ba. Và hơn hết, thường xuyên cảnh báo tới người dân và tăng cường bảo mật, quản lý hệ thống thông tin.

"Các quy định về hình thức xử phạt đối với những hành vi xâm phạm thông tin cá nhân hiện nay có thể chưa đảm bảo tính răn đe. Trong khi hậu quả từ hành vi xâm phạm quyền riêng tư có thể rất nghiêm trọng, gây tổn hại tới danh dự, nhân phẩm, an toàn và cả tính mạng của không chỉ một mà có thể là nhiều nạn nhân. Do đó, cần xử lý nặng, tăng mức phạt đối với các hành vi mua bán thông tin cá nhân", Luật sư cho biết.

Cùng chuyên mục

Một số rủi ro khi mua bán, chuyển nhượng nhà đất thông qua hình thức ‘Hợp đồng ủy quyền’
Có thể nói, hiện nay việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản như quyền sử dụng đất, nhà ở được thực hiện thông qua hình thức “Hợp đồng ủy quyền” là tương đối phổ biến. Nội dung này có mục đích hợp pháp hóa các giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất mà các bên chủ thể chưa đủ điều kiện hoặc vì một lý do nào đó mà không làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã ký kết một hợp đồng ủy quyền, giao cho bên nhận ủy quyền được toàn quyền đoạt tài sản.
Hành vi xem bói có thể bị phạt tù tới 10 năm
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ nhiệm Cơ quan truyền thông Liên đoàn Luật sư Việt Nam, liên quan đến nhóm hành vi về hoạt động xem bói thì hiện nay tùy mức độ, tính chất và hậu quả của hành vi sẽ có các chế tài xử lý hành chính hoặc hình sự. Với mức xử phạt hình sự, hành vi bói toán có thể đối diện mức hình phạt cao nhất lên tới 10 năm tù, phạt tiền đến 50 triệu đồng.
Kẻ ép bé trai 3 tuổi hút ma túy đối diện án tù 20 năm
Trong trường hợp kết quả xác minh của cơ quan điều tra cho thấy người này ép buộc cháu bé 3 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy thì sẽ bị xử lý hình sự về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy và hình phạt có thể tới 20 năm tù.

Tin mới

Bình Thuận: Khởi tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh và 11 bị can là cựu lãnh đạo các sở, ngành
Căn cứ kết quả điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án KĐT du lịch biển Phan Thiết do Công ty cổ phần Rạng Đông làm chủ đầu tư, mới đây, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng hình sự đối với 12 trường hợp về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Bắc Bộ nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiều nơi trên 41 độ C
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội tiếp tục trạng thái ngày nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C; đêm không mưa. Trung Bộ và Nam Bộ ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT hưởng quyền lợi thế nào?
Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014, thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).