Những rủi ro khi xây nhà trên đất nông nghiệp
Việc tự ý xây dựng nhà trên đất nông nghiệp không chỉ vi phạm pháp luật, còn kéo theo nhiều rủi ro về tài sản, quyền lợi, thậm chí trách nhiệm hình sự.
Theo Luật Đất đai 2024, đất nông nghiệp chỉ được sử dụng cho các mục đích như sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối. Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình kiên cố trên đất nông nghiệp mà không được phép chuyển đổi mục đích sử dụng là vi phạm nghiêm trọng.
Việc Luật Đất đai 2024 cho phép cá nhân, hộ gia đình nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp với hạn mức tối đa gấp 15 lần so với hạn mức giao đất là bước đột phá chính sách, tạo điều kiện thúc đẩy tích tụ ruộng đất và phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Tuy nhiên, nguy cơ đầu cơ đất trái mục đích nếu không có cơ chế giám sát hiệu quả.

Quy định mới là một luồng gió mới, mở ra cơ hội hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn, hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Nhưng nếu buông lỏng quản lý, tích tụ đất đai có thể bị lợi dụng để đầu cơ, gây lãng phí tài nguyên và ảnh hưởng đến an ninh lương thực.
Trên thực tế, sau khi Luật Đất đai 2024 được thông qua, tại nhiều địa phương đã xuất hiện hiện tượng mua gom đất nông nghiệp quy mô lớn. Một số nhà đầu tư không sử dụng đất vào sản xuất mà chỉ giữ để chờ giá tăng hoặc đón đầu quy hoạch, đền bù. Hệ quả là đất bị bỏ hoang, lãng phí, gây khó khăn cho các nông dân, doanh nghiệp muốn phát triển sản xuất thật sự.
Tình trạng đầu cơ đất không chỉ gây bất ổn thị trường mà còn có thể đẩy người nông dân - những người thực sự cần đất - ra khỏi cuộc chơi. Nếu không kiểm soát tốt, điều này sẽ gây hệ lụy dài hạn cho môi trường, xã hội và quy hoạch phát triển nông thôn.
Dù vậy, không thể vội vàng quy chụp toàn bộ hoạt động tích tụ đất đai là tiêu cực, nhiều nhà đầu tư chân chính đang sử dụng đất để phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, hệ thống tưới tiêu tự động, nhà kính hiện đại… giúp tăng năng suất, giảm chi phí và nâng cao giá trị nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Để ngăn ngừa hành vi đầu cơ, Luật Đất đai 2024 đã đưa ra nhiều biện pháp kiểm soát. Trong đó, người nhận chuyển quyền đất nông nghiệp bắt buộc phải đưa đất vào sử dụng trong một thời gian nhất định. Nếu không thực hiện, đất có thể bị thu hồi.
Đồng thời, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi sử dụng sai mục đích, bỏ hoang đất và công khai minh bạch thông tin quy hoạch để ngăn chặn hành vi trục lợi.
Về mặt pháp lý, những hành vi mua gom đất để chờ đền bù, phân lô bán nền trái phép hoặc phá vỡ quy hoạch có thể bị xử lý hành chính, thậm chí hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là cơ chế cần thiết nhằm bảo vệ tài nguyên đất và bảo đảm thực thi chính sách tích tụ đất đai một cách đúng đắn.
Tích tụ đất đai không phải là điều xấu. Trái lại, đó là bước đi tất yếu để hiện đại hóa nền nông nghiệp Việt Nam. Nhưng để đạt hiệu quả, chính sách này cần được thực thi trên cơ sở minh bạch, đúng mục đích và có sự giám sát chặt chẽ từ Nhà nước và xã hội.
Ngoài ra, việc tích tụ đất đai không chỉ là cơ hội, mà còn là trách nhiệm. Việt Nam cần tận dụng cơ hội này để nâng cao giá trị nông nghiệp, nhưng đồng thời cần phải loại bỏ những hành vi làm méo mó thị trường, cản trở sự phát triển bền vững của nông thôn.
Luật sư TRƯƠNG ANH TÚ
Chủ tịch TAT Law Firm