Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 24/03/2023 08:17 (GMT+7)

Vụ lộ clip nhạy cảm của 2 học sinh trong nhà vệ sinh trường chuyên ở Đăk Lăk: Kẻ tung clip có bị xử lý?

Theo dõi GĐ&PL trên

Luật sư cho biết, hành vi đăng clip nhạy cảm lên mạng là vi phạm pháp luật. Tùy thuộc tính chất mức độ và hậu quả sự việc, mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

Ngày 22/3, Công an phương Tân An, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết đang xác minh vụ 2 học sinh trường THPT Chuyên Nguyễn Du lộ clip có hình ảnh "nhạy cảm".

Theo ông Nguyễn Đăng Bồng - Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Nguyễn Du, sự việc xảy ra vào sáng 27/2, trong lúc Nhà trường tổ chức Lễ chào cờ, 2 học sinh hẹn nhau ra khu vực khác và có những hành vi nhạy cảm. Trong bản tường trình gửi nhà trường, một trong 2 học sinh cho biết bị rơi điện thoại. Người nhặt được đã dùng điện thoại của họ quay lại clip trên điện thoại của học sinh này.

Nhà trường sau đó đã chuyển vụ việc tới cơ quan công an để điều tra, làm rõ.

Vụ lộ clip nhạy cảm của 2 học sinh trong nhà vệ sinh trường chuyên ở Đăk Lăk: Kẻ tung clip có bị xử lý? Ảnh 1
Trường THPT Chuyên Nguyễn Du.

Về hành vi quay và phát tán clip riêng tư lên mạng xã hội. Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với Dân Trí, luật sư Hà Thị Khuyên cho rằng cơ quan chức năng cần xác minh người tung clip là ai, có mối quan hệ như thế nào với hai học sinh, mục đích của việc tung clip là gì… để có căn cứ xử lý vụ việc theo quy định pháp luật.

Theo luật sư, hành vi đăng clip nhạy cảm lên mạng là vi phạm pháp luật, tùy thuộc tính chất mức độ và hậu quả, mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, sẽ đối diện mức hình phạt cao nhất lên tới 7 năm tù và phạt tiền đến 1 tỷ đồng.

Nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi phát tán clip nhạy cảm lên mạng xã hội sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, quy định về cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Cùng chuyên mục

Nhận tội thay cho người khác phạm tội gì?
Theo Luật sư, hành vi nhận tội thay cho người khác có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Che giấu tội phạm", tội "Cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối" hoặc tội "Không tố giác tội phạm" nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành các tội phạm này.
Một số vấn đề pháp lý vụ trẻ tử vong trên đưa đón học sinh
Việc đưa đón học sinh mầm non, tiểu học là một quá trình đòi hỏi phải có quy tắc đảm bảo an toàn, người thực hiện việc đưa đón phải là những người có trình độ, kĩ năng chuyên môn tốt, có trách nhiệm.  Chỉ cần thiếu trách nhiệm trong việc xây dựng quy trình tổ chức thực hiện việc đưa đón học sinh hoặc người được giao quản lý việc đưa đón học sinh thiếu trách nhiệm, không tuân thủ quy trình là có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Cần đảm bảo tính răn đe trong xử lý các hành vi xâm phạm, mua bán thông tin cá nhân
Theo Luật sư, các quy định về hình thức xử phạt đối với những hành vi xâm phạm thông tin cá nhân hiện nay có thể chưa đảm bảo tính răn đe. Trong khi hậu quả từ hành vi xâm phạm quyền riêng tư có thể rất nghiêm trọng, gây tổn hại tới danh dự, nhân phẩm, an toàn và cả tính mạng của không chỉ một mà có thể là nhiều nạn nhân. Do đó, cần xử lý nặng, tăng mức phạt đối với các hành vi mua bán thông tin cá nhân.
Một số rủi ro khi mua bán, chuyển nhượng nhà đất thông qua hình thức ‘Hợp đồng ủy quyền’
Có thể nói, hiện nay việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản như quyền sử dụng đất, nhà ở được thực hiện thông qua hình thức “Hợp đồng ủy quyền” là tương đối phổ biến. Nội dung này có mục đích hợp pháp hóa các giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất mà các bên chủ thể chưa đủ điều kiện hoặc vì một lý do nào đó mà không làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã ký kết một hợp đồng ủy quyền, giao cho bên nhận ủy quyền được toàn quyền đoạt tài sản.
Hành vi xem bói có thể bị phạt tù tới 10 năm
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ nhiệm Cơ quan truyền thông Liên đoàn Luật sư Việt Nam, liên quan đến nhóm hành vi về hoạt động xem bói thì hiện nay tùy mức độ, tính chất và hậu quả của hành vi sẽ có các chế tài xử lý hành chính hoặc hình sự. Với mức xử phạt hình sự, hành vi bói toán có thể đối diện mức hình phạt cao nhất lên tới 10 năm tù, phạt tiền đến 50 triệu đồng.

Tin mới

Cuộc thi đèn lồng quốc tế Ocean lần đầu tiên: Đèn lồng Việt Nam đẹp nhất thế giới
Vượt qua hàng loạt tác phẩm đến từ các cường quốc đèn lồng châu Á, đèn lồng của các nghệ nhân Hội An (Việt Nam) đã chinh phục các giám khảo quốc tế để trở thành “Đèn lồng đẹp nhất thế giới” tại Cuộc thi đèn lồng quốc tế Ocean. Sự kiện cũng mở màn cho Lễ hội Xuân xuyên Tết - lớn nhất Việt Nam với những chuỗi ngày hội - ăn chơi- mua sắm- check in “đỉnh nóc kịch trần” tại bờ đông Hà Nội.
Cảnh báo người dùng về những trò 'đỏ đen' trực tuyến dịp cận Tết
Các chuyên gia Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến nghị người dân nâng cao cảnh giác trước những tin nhắn hoặc cuộc gọi mời chào tham gia trò chơi cờ bạc trực tuyến. Tuyệt đối không truy cập hoặc làm theo hướng dẫn trong các đường link liên kết dẫn đến những trang web cờ bạc.
TP. HCM: Thông tin đèn xanh chuyển sang đỏ đột ngột gây tai nạn là không đúng
Liên quan đến thông tin “đèn giao thông chuyển đột ngột sang đỏ” làm lái xe đầu kéo chở thép thắng gấp tại giao lộ Quốc lộ 1 (Liên khu 4 - 5 quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh) khiến các tấm thép trên xe rơi xuống đường, làm một người đi xe máy bị thương (vào ngày 16/1), chiều 18/1, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã có thông tin chính thức về vụ việc trên.