Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 12/03/2024 13:48 (GMT+7)

Virus Zika có thể dùng điều trị ung thư não

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo nghiên cứu mới nhất, virus Zika có khả năng tấn công và tiêu diệt một cách có chọn lọc các tế bào ung thư vốn là loại khó trị trong não người trưởng thành.

Mỗi năm, có khoảng 12.000 người ở Mỹ được chuẩn đoán mắc Glioblastoma - loại u não phổ biến nhất. Bệnh nhân thường tử vong chỉ trong khoảng 2 năm sau khi được chẩn đoán bệnh. Bệnh nhân chỉ có 10% cơ hội sống sau 5 năm và hầu hết bệnh nhân đều không có tiền sử ung thư trong gia đình.

Dù áp dụng chế độ điều trị tiêu chuẩn với bệnh gồm hóa trị và xạ trị, các khối u thường xuất hiện trở lại trong 6 tháng. Nguyên nhân do các tế bào gốc u não thường sống sót sau các đợt điều trị, tiếp tục phân chia và tạo ra tế bào ác tính mới.

Tuy nhiên mới đây, trên tạp chí Journal of Translational Medicine, các nhà khoa học từ Trường Y khoa Duke-NUS (Mỹ) cho biết họ phát triển một số vắc-xin Zika mới và tình cờ tìm ra tiềm năng đặc biệt của chúng đối với bệnh ung thư não trong quá trình thử nghiệm.

Vắc-xin Zika có thể tiêu diệt tế bào ung thư não- Ảnh 1.
Virus Zika giảm độc lực lây nhiễm vào tế bào thần kinh bị ung thư được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm (màu hồng) - Ảnh: TRƯỜNG Y KHOA DUKE-NUS.

Vắc-xin Zika được dùng trong thí nghiệm là dạng vắc-xin sống giảm độc lực, tức chứa đựng virus Zika đã được làm yếu đi, để khi tiêm vào cơ thể chúng không đủ gây bệnh nhưng đủ để kích hoạt hệ miễn dịch "tập trận", sinh ra kháng thể.

Họ đã nhắm vào các trường hợp u nguyên bào thần kinh đệm đa dạng, là loại ung thư não phổ biến nhất với 300.000 bệnh nhân mới được chẩn đoán hàng năm trên toàn cầu.

Tỉ lệ sống sót của các bệnh nhân này với các phương pháp điều trị hiện tại là rất thấp. Họ thường qua đời sau khoảng 15 tháng kể từ khi bị chẩn đoán mắc ung thư, chủ yếu do tỉ lệ tái phát khối u cao và các lựa chọn điều trị còn hạn chế.

Nhưng virus Zika giảm độc lực (ZIKV-LAV) hứa hẹn thay đổi cuộc chơi.

Virus Zika bình thường tấn công các tế bào não của các vật chủ thuộc đối tượng nguy cơ, nhưng virus giảm độc lực thì không đủ sức làm hại các tế bào khỏe mạnh nữa.

Nhưng chúng lại đủ sức lây nhiễm tự nhiên vào các tế bào đang nhân lên nhanh bất thường trong não. Đó là các tế bào ung thư.

Các chủng Zika giảm độc lực cũng tự sao chép trong các tế bào ung thư não, chiếm đoạt tài nguyên của các tế bào này để sinh sản và giết chết tế bào.

Khi màng tế bào bị phá hủy, chúng lại giải phóng các chất bên trong ra, bao gồm một đàn virus giảm độc lực, tiếp tục xâm chiếm các tế bào ung thư khác.

Tuy vậy, chúng lại không làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh. Nguyên nhân là do virus này thích liên kết với một số protein chỉ tồn tại trong tế bào ung thư não, không có trong các tế bào lành.

Trong các thí nghiệm, virus giảm độc lực từ vắc-xin Zika đã tiêu diệt được 65-90% các tế bào của khối u nguyên bào thần kinh đệm. Nó có lây nhiễm vào khoảng 9-20% các tế bào khỏe mạnh, nhưng lại không gây hại gì cho các tế bào này.

Các nhà khoa học vẫn đang làm việc để tiến hành các bước nghiên cứu cao hơn, bao gồm trên động vật và trên người, với hy vọng ứng dụng các vắc-xin Zika trong giai đoạn thử nghiệm này cho cả bệnh Zika và bệnh ung thư não./.

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.

Tin mới

Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.