Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 30/04/2024 14:15 (GMT+7)

Bộ Y tế đề nghị phòng, chống dịch bệnh trong dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch hè

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 26/4, Bộ Y tế ban hành Công văn số 2197/BYT-DP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 cũng như cao điểm du lịch hè 2024 sắp tới.

Bộ Y tế cho biết, tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, trong đó một số bệnh như sởi, ho gà... được ghi nhận gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tháng 4 năm 2024, Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Trong nước, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của thế giới, tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương. Bên cạnh đó, một số bệnh lưu hành như tay chân miệng, bệnh dại hiện cũng có số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023. Tháng 4 năm 2024 đã ghi nhận trường hợp tử vong do cúm A(H5N1), đây là trường hợp mắc thứ 2 kể từ năm 2014; đồng thời ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc cúm A(H9N2).

Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 cũng như cao điểm du lịch hè 2024 sắp tới, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm chỉ đạo một số nội dung sau:

Giao trách nhiệm cho UBND các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn; huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai hiệu quả hoạt động phòng, chống dịch bệnh và công tác tiêm chủng mở rộng. Xây dựng, trình HĐND ban hành định mức chi cho hoạt động y tế dự phòng để chủ động triển khai những hoạt động phòng chống dịch bệnh. Bố trí đầy đủ kinh phí cho việc triển khai hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và công tác tiêm chủng mở rộng từ nguồn kinh phí địa phương theo phương châm “4 tại chỗ” đảm bảo đúng quy định.

tm-img-alt
Bộ Y tế đề nghị phòng, chống dịch bệnh dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch hè sắp tới. (Ảnh minh họa) - https://suckhoeviet.org.vn/.

UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế: giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh ngay từ cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế. Phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Pasteur chủ động phân tích tình hình và đánh giá nguy cơ để đề xuất, triển khai biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, kịp thời.

Xây dựng, triển khai phương án cụ thể sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 và cao điểm du lịch hè 2024; tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại tất cả các tuyến. Đảm bảo hoạt động của các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động để sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết.

Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, xử lý triệt để ổ dịch, không để bùng phát hoặc phát sinh mới các ổ dịch, nhất là các bệnh truyền nhiễm có số mắc, tử vong cao.

Thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, kịp thời điều trị, cấp cứu người bệnh, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong và thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế, tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật.

Chủ động, phối hợp cung cấp và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các khuyến cáo phòng bệnh cho người dân. Xây dựng các tài liệu, sản phẩm, thông điệp truyền thông về phòng chống dịch bệnh và tiêm chủng vaccine phòng bệnh phù hợp với phong tục, tập quán, ngôn ngữ của từng địa phương. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở để khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện những biện pháp phòng bệnh, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi để bảo vệ sức khỏe.

Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ ngành y tế và các đơn vị liên quan trong giám sát, phát hiện, điều tra người mắc bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh, biện pháp xử lý ổ dịch, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, cấp cứu, hồi sức tích cực và chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm.

Thường xuyên rà soát, đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực... đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”.

Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác phòng chống dịch, tập trung vào khu vực ghi nhận những trường hợp mắc bệnh, có nguy cơ bùng phát dịch và các địa phương chưa quản lý tốt đối tượng tiêm chủng, có tỷ lệ tiêm chủng thấp; đồng thời chủ động chỉ đạo, hỗ trợ tuyến dưới trong phòng, chống dịch.

Đồng thời, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường giám sát chủ động, phát hiện sớm và xử lý kịp thời dịch bệnh trên động vật, nhất là cúm gia cầm, bệnh dại, bệnh than... Kịp thời chia sẻ thông tin với ngành y tế để triển khai các biện pháp phòng lây nhiễm sang người; thực hiện tốt việc quản lý đàn chó, mèo và tiêm vaccine phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, vật nuôi.

Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục, nhất là trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ...

Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở tăng cường truyền thông về phòng, chống dịch bệnh. Phối hợp cung cấp các khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện những biện pháp phòng bệnh cá nhân, tiêm chủng vaccine và thay đổi hành vi, nâng cao sức khỏe.

Chỉ đạo Sở Tài chính căn cứ kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2024 đề xuất UBND tỉnh, thành phố bố trí cấp đủ kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch và tiêm chủng mở rộng, chuẩn bị sẵn sàng nguồn kinh phí dự phòng trong trường hợp cần thiết.

Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo và báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

Cùng chuyên mục

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?
Khi bị sốt siêu vi, bạn sẽ mất cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, chế độ ăn uống có thể giúp tình trạng sốt siêu vi giảm các triệu chứng và giúp người bệnh mau hồi phục. Vậy sốt siêu vi nên ăn gì và không nên ăn gì?
Hơn 500 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai được chủ cửa hàng bánh mì thanh toán viện phí
Liên quan vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại cửa hàng bánh mì B. (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh) khiến hơn 500 bệnh nhân nhập viện cấp cứu, ngày 16/5, ông Tăng Quốc Lập, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh (Đồng Nai) cho biết, bước đầu chủ cơ sở bánh mì đã khắc phục hậu quả, thanh toán hơn 580 triệu đồng viện phí cho các bệnh nhân.

Tin mới

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?
Khi bị sốt siêu vi, bạn sẽ mất cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, chế độ ăn uống có thể giúp tình trạng sốt siêu vi giảm các triệu chứng và giúp người bệnh mau hồi phục. Vậy sốt siêu vi nên ăn gì và không nên ăn gì?
Các trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán cũng như nêu rõ các trường hợp bị phong tỏa tài khoản thanh toán.
4 bí kíp hay để trả lời những câu hỏi tình huống khó
Câu hỏi tình huống trong phỏng vấn luôn là phần đầy thách thức, kể cả đối với những ứng viên đã có kinh nghiệm. Mức độ khó và phức tạp của câu hỏi tùy thuộc vào lĩnh vực cũng như vị trí công việc. Dựa vào các câu trả lời đó nhà tuyển dụng có thể lựa chọn được ứng viên phù hợp. Vì vậy, đây sẽ là lợi thế cạnh tranh rất lớn nếu bạn chuẩn bị những mẹo hữu ích trước khi bước vào vòng phỏng vấn sắp tới.