Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 11/09/2022 12:00 (GMT+7)

Nhiều người mẫu, hoa hậu, diễn viên bán dâm, có căn cứ pháp luật để công khai danh tính hay không?

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo luật sư, người thực hiện hành vi mua dâm, bán dâm, môi giới mại dâm, chứa mại dâm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào hành vi cụ thể.

Mới đây, Cục Cảnh sát Hình sự (C02), Bộ Công an thông tin, vừa đấu tranh, xử lý hoạt động môi giới mại dâm liên quan đến giới showbiz do Lê Hoàng Long (31 tuổi, quê ở TP. Hải Phòng), đang trú tại TPHCM tổ chức, điều hành.

Nhiều người mẫu, hoa hậu, diễn viên bán dâm, có căn cứ pháp luật để công khai danh tính hay không? Ảnh 1
Lê Hoàng Long trước khi bị bắt trong vụ môi giới mại dâm.

Cục CSHS phát hiện trong giới showbiz Việt Nam diễn ra các hoạt động môi giới và mua, bán dâm. Đối tượng môi giới mại dâm thường là những người liên quan trực tiếp đến giới showbiz như: Quản lý (manager), chuyên gia trang điểm (make-up artist), chuyên gia tư vấn về hình ảnh, phong cách thời trang (stylist).

Đối tượng bán dâm thường là các người đẹp đoạt giải phụ, thứ hạng cao tại các cuộc thi hoa hậu, người đẹp trong nước và quốc tế; diễn viên điện ảnh, người mẫu, ca sỹ, người nổi tiếng trên mạng xã hội (hot girl, hot tiktok,…).

Trao đổi với chúng tôi, Ts.Ls. Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội, cho biết dưới góc độ pháp lý, pháp luật Việt Nam không cho phép hành vi mua dâm, bán dâm, môi giới mại dâm, chứa mại dâm.

Đây là những hành vi vi phạm pháp luật ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục, văn hóa, đạo đức con người Việt Nam. Bởi vậy người thực hiện hành vi mua dâm, bán dâm, môi giới mại dâm, chứa mại dâm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào hành vi cụ thể.

Dưới góc độ pháp luật, đến nay hoạt động phòng chống mại dâm ở Việt Nam vẫn thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm số 10/2003/PL-UBTVQH11 ban hành ngày 14/3/2003 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2003 Và một số văn bản có liên quan.

Nhiều người mẫu, hoa hậu, diễn viên bán dâm, có căn cứ pháp luật để công khai danh tính hay không? Ảnh 2
Theo luật sư, pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định là Cho phép cơ quan chức năng công khai danh tính người mua dâm hay người bán dâm. (Ảnh minh họa).

Theo đó, pháp lệnh quy định: Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.

Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm. Chứa mại dâm là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm.

Theo quy định của pháp luật, người mua dâm là thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị hình thức xử lý là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Nếu hành vi mua dâm với người chưa thành niên hoặc biết mình nhiễm HIV nhưng vẫn thực hiện hành vi mua dâm với mục đích cố ý lây truyền bệnh truyền nhiễm cho người bán dâm thì những hành vi này sẽ bị xử lý hình sự về tội mua dâm người dưới 18 tuổi và tội làm lây truyền HIV cho người khác.

Theo Luật sư Đặng Văn Cường, quy định của Pháp lệnh phòng chống mại dâm, chế tài đối với người mua dâm và người bán dâm là xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo, phạt tiền và có thể là trục xuất (với người nước ngoài). Nếu hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi hoặc cố ý làm lây truyền bệnh truyền nhiễm cho người khác bị xử lý hình sự.

Nhiều người mẫu, hoa hậu, diễn viên bán dâm, có căn cứ pháp luật để công khai danh tính hay không? Ảnh 3
Ts.Ls. Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội, trao đổi về vụ việc.

“Pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định là Cho phép cơ quan chức năng công khai danh tính người mua dâm hay người bán dâm.

Việc xử phạt hành chính sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định 144/2021/NĐ-CP Của chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Theo đó hành vi mua dâm sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, nếu là mua dâm từ hai người trở lên cùng một lúc thì phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đồng thời người mua dâm còn bị tịch thu tang vật vi phạm.

Đối với người bán dâm sẽ có mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Nếu bán dâm cho hai người trở lên cùng một lúc thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng”, Luật sư Cường cho biết.

Cũng theo Luật sư Cường, việc công khai thông tin của người bán dâm, người mua dâm không được pháp luật quy định cụ thể nên thông tin danh tính của những người mua dâm, bán dâm rất có thể sẽ không được công bố chính thức.

“Theo quy định của pháp luật, hành vi bán dâm chỉ bị xử phạt hành chính và chưa có quy định, cơ chế để công khai thông tin người bán dâm nhằm bảo vệ danh dự nhân phẩm uy tín của công dân.

Tuy nhiên, đối với người thực hiện hành vi môi giới mại dâm, đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự nên để đảm bảo an toàn cho cộng đồng, để phòng ngừa chung cho xã hội thì có khi bị can trong vụ án môi giới mại dâm sẽ bị công khai danh tính", Luật sư thông tin thêm.

Cùng chuyên mục

Một số vấn đề pháp lý vụ trẻ tử vong trên đưa đón học sinh
Việc đưa đón học sinh mầm non, tiểu học là một quá trình đòi hỏi phải có quy tắc đảm bảo an toàn, người thực hiện việc đưa đón phải là những người có trình độ, kĩ năng chuyên môn tốt, có trách nhiệm.  Chỉ cần thiếu trách nhiệm trong việc xây dựng quy trình tổ chức thực hiện việc đưa đón học sinh hoặc người được giao quản lý việc đưa đón học sinh thiếu trách nhiệm, không tuân thủ quy trình là có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Cần đảm bảo tính răn đe trong xử lý các hành vi xâm phạm, mua bán thông tin cá nhân
Theo Luật sư, các quy định về hình thức xử phạt đối với những hành vi xâm phạm thông tin cá nhân hiện nay có thể chưa đảm bảo tính răn đe. Trong khi hậu quả từ hành vi xâm phạm quyền riêng tư có thể rất nghiêm trọng, gây tổn hại tới danh dự, nhân phẩm, an toàn và cả tính mạng của không chỉ một mà có thể là nhiều nạn nhân. Do đó, cần xử lý nặng, tăng mức phạt đối với các hành vi mua bán thông tin cá nhân.
Một số rủi ro khi mua bán, chuyển nhượng nhà đất thông qua hình thức ‘Hợp đồng ủy quyền’
Có thể nói, hiện nay việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản như quyền sử dụng đất, nhà ở được thực hiện thông qua hình thức “Hợp đồng ủy quyền” là tương đối phổ biến. Nội dung này có mục đích hợp pháp hóa các giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất mà các bên chủ thể chưa đủ điều kiện hoặc vì một lý do nào đó mà không làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã ký kết một hợp đồng ủy quyền, giao cho bên nhận ủy quyền được toàn quyền đoạt tài sản.
Hành vi xem bói có thể bị phạt tù tới 10 năm
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ nhiệm Cơ quan truyền thông Liên đoàn Luật sư Việt Nam, liên quan đến nhóm hành vi về hoạt động xem bói thì hiện nay tùy mức độ, tính chất và hậu quả của hành vi sẽ có các chế tài xử lý hành chính hoặc hình sự. Với mức xử phạt hình sự, hành vi bói toán có thể đối diện mức hình phạt cao nhất lên tới 10 năm tù, phạt tiền đến 50 triệu đồng.
Kẻ ép bé trai 3 tuổi hút ma túy đối diện án tù 20 năm
Trong trường hợp kết quả xác minh của cơ quan điều tra cho thấy người này ép buộc cháu bé 3 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy thì sẽ bị xử lý hình sự về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy và hình phạt có thể tới 20 năm tù.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.