Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 17/01/2023 14:53 (GMT+7)

Mẹ vợ lên chăm con ở cữ, lúc bà về thấy vợ dúi cho bọc đồ to, tôi giật lại xem thì phải ê chề

Theo dõi GĐ&PL trên

Lúc bà ra đến cửa, vợ tôi bỗng chạy theo dúi vào tay mẹ bọc đồ to tướng. Tôi nóng mặt nghĩ vợ lại gói ghém gì đó cho mẹ mang về quê.

Vợ tôi vừa sinh được 1 tháng. Mẹ tôi dưới quê hay ốm đau, bà chỉ lên thăm con cháu hai hôm rồi về. Suốt một tháng qua đều là mẹ vợ ở lại chăm con gái và cháu ngoại. Hết một tháng, cô ấy đã khỏe hơn nên bà về quê còn lo việc đồng áng, trên này vợ tôi tự lo được.

Hôm qua vợ chồng tôi làm cơm chia tay mẹ vợ. Lúc bà về, tôi biếu bà 500 nghìn đi đường. Vợ chồng chưa giàu có, tôi thực sự không có nhiều. Còn chuyện bà lên chăm vợ tôi ở cữ thì ai lại kể công, là con cháu mình mà.

Lúc bà ra đến cửa, vợ tôi bỗng chạy theo dúi vào tay mẹ bọc đồ to tướng. Tôi nóng mặt nghĩ vợ lại gói ghém gì đó cho mẹ mang về quê. Nhà thì nghèo, mỗi tôi đi làm, cô ấy nghỉ việc từ lúc bầu 4 tháng. Tôi có tiếc mẹ vợ đâu nhưng sau này giàu có rồi báo hiếu bà sau.

Mẹ vợ lên chăm con ở cữ, lúc bà về thấy vợ dúi cho bọc đồ to, tôi giật lại xem thì phải ê chề - 1
Tôi nóng mặt nghĩ vợ lại gói ghém gì đó cho mẹ mang về quê. (Ảnh minh họa)

Tôi nhíu mày đi nhanh đến giật cái bọc to đó mở ra xem thì phải ngạc nhiên thấy bên trong đều là quần áo sơ sinh. “Con vừa mới tròn tháng, những đồ này vẫn dùng được mà sao em đã đem cho?”, tôi nhíu mày hỏi vợ, trong lòng cũng thoải mái hơn khi biết không phải vợ dấm dúi cho mẹ thứ gì quý giá.

“Mượn thì phải trả chứ sao mà anh còn hỏi?”, vợ tức giận buông một câu khiến tôi giật mình. Tôi xấu hổ không biết làm sao. Sau khi mẹ vợ về rồi, vợ tôi mới lớn tiếng:

- Tôi thật sự không ngờ anh lại là người như vậy. Tôi nghỉ việc ở nhà không làm ra tiền, anh bảo muốn tiết kiệm chi tiêu để phòng xa nên mỗi tháng đưa rất ít tiền. Anh có biết tôi phải chi li, căn ke từng đồng một hay không? Trên này chẳng quen ai mới sinh con, trước sinh tôi phải nhờ mẹ mượn đồ sơ sinh dưới quê gửi cho. Giờ dùng xong thì phải giặt sạch trả lại người ta để chị ấy sinh đứa sau còn dùng.

Tôi nghĩ anh chỉ hơi tính toán và chặt chẽ tiền bạc thôi, nghĩ bụng anh cũng không chơi bời gì, giữ tiền cũng là để cho gia đình. Không ngờ anh còn xấu bụng tới mức nghi ngờ mẹ vợ. Anh nhìn xem cái nhà này có gì đáng giá để tôi dấm dúi cho mẹ mang về? Mà mẹ tôi cũng chẳng bao giờ tham lam của các con!

Hóa ra là vậy, nghĩ lại việc mình giật bọc đồ mà tôi thấy ê chề hổ thẹn. Thấy vợ phải tiết kiệm quá, tôi cũng rất áy náy. Tôi không phải người mua sắm, chi tiêu trong nhà nên không nắm được giá cả, chẳng ngờ vợ phải mượn đồ sơ sinh cũ cho con. Nghĩ đến điều đó tôi không thoải mái chút nào, phần vì tủi thân cho con, phần lại lo dùng đồ cũ không tốt.

Đến tôi là người lớn còn chẳng thích đi xin lại quần áo cũ mặc. Không rõ trẻ sơ sinh dùng lại đồ cũ có nên không?

Mẹ vợ lên chăm con ở cữ, lúc bà về thấy vợ dúi cho bọc đồ to, tôi giật lại xem thì phải ê chề - 2
Hóa ra là vậy, nghĩ lại việc mình giật bọc đồ mà tôi thấy ê chề hổ thẹn. (Ảnh minh họa)

Cha mẹ có nên xin lại đồ sơ sinh cũ để tiết kiệm chi phí?

Khi đi sinh mẹ cần phải chuẩn bị khá nhiều đồ nên việc xin lại đồ sơ sinh cũ sẽ giúp cha mẹ tiết kiệm được một khoản chi tiêu vì thực tế trẻ sơ sinh lớn rất nhanh. Tuy nhiên làn da trẻ nhỏ rất nhạy cảm, sử dụng quần áo cũ có thể khiến con bị dị ứng, mắc bệnh đường hô hấp, bị lây bệnh về da…

Vì vậy khi xin đồ sơ sinh cho con, mẹ cần hết sức cẩn thận:

- Chỉ xin đồ cũ khi biết rõ nguồn gốc. Tốt nhất nên xin đồ cũ cho trẻ từ người quen trong nhà để tránh được tình trạng trẻ bị mắc các bệnh về da có thể lây truyền.

- Trước khi mặc cho em bé mới sinh, mẹ nên giặt sạch sẽ bằng nước sôi, phơi dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn.

- Nên xin đồ cũ còn khá mới, ít xỉn màu để hạn chế việc dùng thuốc giặt tẩy.

- Số lượng xin chỉ nên 1 - 2 bộ để bé sơ sinh mặc lấy “vía may”. Cha mẹ không nên cho trẻ mặc hoàn toàn bằng đồ cũ vì có thể khiến con dễ mắc bệnh về da, đường hô hấp.

Việc có nên cho bé mới sinh mặc quần áo cũ hay không sẽ phụ thuộc vào suy nghĩ và điều kiện kinh tế của gia đình bạn. Tuy nhiên dù có thế nào thì cha mẹ cũng nhớ đặt sự an toàn của con lên trên hết nhé!

Mẹ vợ lên chăm con ở cữ, lúc bà về thấy vợ dúi cho bọc đồ to, tôi giật lại xem thì phải ê chề - 3

Cùng chuyên mục

Tin mới

Xử lý triệt để ổ dịch bệnh truyền nhiễm, đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu vực bão lụt
Trong những ngày qua, cơn bão số 3 đã gây ra mưa lớn, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng ở nhiều tỉnh thành khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Để tăng cường phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế trước, trong và sau bão, mưa lũ, Bộ Y tế đã hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý môi trường.
Không quân điều trực thăng bay Mi-171 bay cứu trợ đồng bào vùng lũ
Vào 9 giờ 30 phút sáng 12/9, trực thăng Mi-171 số hiệu 03 thực hiện chuyến bay đầu tiên của Trung đoàn Trực thăng 916 thuộc Sư đoàn quân 371, Quân chủng Phòng không - Không quân đã cất cánh từ sân bay Hòa Lạc để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn và vận chuyển nhu yếu phẩm, phao cứu sinh giúp đỡ đồng bào vùng lũ ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Biển Đông khả năng lại đón bão trong 1 tháng tới
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong 1 tháng tới, hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền của Việt Nam khả năng ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Quyên góp từ thiện theo quy định pháp luật hiện hành
Theo quy định hiện hành, cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.