Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 25/01/2024 10:52 (GMT+7)

Mật ong không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, vậy mẹ bầu ăn mật ong có an toàn cho em bé trong bụng?

Theo dõi GĐ&PL trên

Dinh dưỡng trong thai kỳ là một trong những điều được các mẹ bầu chú ý hàng đầu. 

Trong thời kỳ mang thai, dinh dưỡng của em bé phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ. Những gì mẹ bầu ăn sẽ được "chia sẻ" cho em bé đang lớn lên trong bụng. Người mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con mình. Chính vì thế, nên ăn gì, không ăn gì, ăn gì để an toàn cho con là những vấn đề được mẹ bầu lưu tâm hàng đầu.

Thế nhưng, đôi khi, mẹ bầu có thể băn khoăn về một loại thực phẩm nào đó. Rõ ràng nó là thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhưng lại không có nên ăn trong thời điểm mang thai hay không. Một ví dụ trong số đó là mật ong.

Mật ong được khuyến cáo là không nên dùng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Đó cũng chính là lý do tại sao mẹ bầu lo lắng chuyện "Ăn mật ong khi mang thai có an toàn không?".

Mật ong không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, vậy mẹ bầu ăn mật ong có an toàn cho em bé trong bụng? - 1

Theo các chuyên gia y tế của trang Babycenter, mặc dù trẻ em dưới 1 tuổi không nên ăn mật ong nhưng mẹ bầu mang thai có thể an tâm dùng mật ong vì sẽ không gây hại cho mẹ và thai nhi.

Sở dĩ trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong là bởi vì trong mật ong có chứa các bào tử từ vi khuẩn Clostridium botulinum có thể gây ra hiện tượng ngộ độc thịt (ngộ độc Clostridium botulinum) ở trẻ em. Trong khi đó, mẹ bầu dùng mật ong an toàn là bởi vì dạ dày của mẹ có thể xử lý vi khuẩn nên an toàn cho con.

Ngay cả khi vi khuẩn có thể vượt qua dạ dày của mẹ, nghiên cứu cho thấy rất khó có khả năng nó có thể đi qua nhau thai đến em bé trong bụng mẹ. Trong những trường hợp hiếm hoi khi phụ nữ mang thai bị bệnh ngộ độc, bệnh cũng không được phát hiện ở trẻ sơ sinh.

Mật ong không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, vậy mẹ bầu ăn mật ong có an toàn cho em bé trong bụng? - 2

Điều đó cho thấy rằng, nếu bạn có vấn đề về đường tiêu hóa hoặc bị bệnh nào đó, chẳng hạn như bệnh Crohn, bệnh viêm ruột hoặc phẫu thuật dạ dày trước đó, tốt nhất nên tránh mật ong vì lợi ích sức khỏe của chính mình. Dù là người lớn nhưng mắc những bệnh này cũng có thể dễ bị nhiễm trùng từ vi khuẩn trong mật ong gây ngộ độc.

Về mặt dinh dưỡng, mật ong có thể dùng thay thế đường. Mật ong chứa một lượng nhỏ chất chống oxy hóa, khoáng chất và enzyme có thể có lợi cho sức khỏe của bạn. Nó cũng có thể được sử dụng trong các bài thuốc ho hoặc để làm dịu cơn đau họng. Một số loại mật ong còn được chứng minh là giúp vết thương mau lành.

Tuy nhiên, dù tốt đến mấy cũng không nên lạm dụng mật ong. Mật ong vẫn là một loại đường bổ sung nên cũng cần được tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ hạn chế lượng đường không quá 6 muỗng cà phê mỗi ngày. Nếu bạn đang thừa cân hoặc bị tiểu đường thai kỳ và cần kiểm soát lượng đường trong máu, thì nên tránh mật ong và các loại đường bổ sung khác một cách hoàn toàn.

Mật ong không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, vậy mẹ bầu ăn mật ong có an toàn cho em bé trong bụng? - 3

Cùng chuyên mục

Top 10 thực phẩm giàu canxi
Canxi là yếu tố then chốt giúp xương phát triển mạnh mẽ và duy trì sức khỏe của trẻ nhỏ, với một chế độ ăn cân đối, bạn có thể đảm bảo cung cấp đủ canxi cho trẻ, từ đó giúp bé có xương khỏe mạnh.
Có nên cho người bệnh nhịn ăn trước và sau khi phẫu thuật?
Trái với quan điểm truyền thống, ngày càng có nhiều bằng chứng y khoa cho thấy, việc cho bệnh nhân ăn trước và sớm sau phẫu thuật mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe như tăng nhu động ruột, tăng khả năng lành vết thương, tăng kháng thể sinh ra từ ruột…

Tin mới

Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.
Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.