Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 18/09/2021 19:57 (GMT+7)

Cháu bé chết đuối 'hố tử thần' ở Tân Yên (Bắc Giang): Cần phải khởi tố hình sự?

Theo dõi GĐ&PL trên

Mấy ngày trôi qua, những người dân tại thôn Lãn Tranh 3 và Liên Bộ thuộc xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang chưa hết đau buồn trước cái chết thương tâm của L.D.L.

"Cái bẫy" từ việc khai thác tài nguyên

Theo thông tin, vào lúc 18h30 ngày 13/9/2021, cháu L.D.L ( 5 tuổi - con chị D.T.L) ,ở thôn Lãn Tranh 3, thuộc xã Liên Chung, huyện Tân Yên đang chơi tại vườn nhà của hộ gia đình ông Trần Văn Sơn (hàng xóm thuộc thôn Liên Bộ ) thì bất ngờ ngã xuống hố sâu, chết đuối thương tâm.

Người dân nơi đây cho biết, nơi cháu L bị chết đuối là một hố sâu khoảng 2 m; hố này đã được bơm nước vào với khối lượng khoảng 1,4 m nước. Đây chính là địa điểm khai thác đất bán cho dự án kè đê sông Thương của gia đình ông Trần Văn Sơn trong suốt 2 tháng qua.

Điều đáng nói là hố sâu này không được gia đình ông Sơn làm rào chắn xung quanh, cũng như cắm biển cảnh cáo dẫn đến cháu bé "lọt xuống" đuối nước thương tâm.

tm-img-alt
Việc ông Trần Văn Sơn đào hố xúc lấy đất đem đi bán (sâu 2m), lại bơm nước vào bên trong (1,4 m) và không làm hàng rào bảo vệ giống như "cái bẫy" dẫn đến việc cháu L tử vong là có dấu hiệu của tội : “Vô ý làm chết người” .

Đại diện gia đình cho biết, trước khi cháu ra ngoài, mẹ cháu L có hỏi đi đâu, cháu nói là con sang xem máy múc...

Cháu L tử vong khi ngã xuống “cái bẫy” hố sâu ngay nhà ông hàng xóm đang khai thác đất. Đó cũng chính là điều khiến người dân nơi đây bức xúc, họ cho rằng sự việc khai thác tài nguyên này đã tạo thành "cái bẫy" vô cùng nguy hiểm dẫn đến câu chuyện đau lòng.

Được biết, hoàn cảnh gia đình chị L cũng rất khó khăn, ngay sau khi cháu L mất, gia đình ông Sơn có đến hỏi thăm và phúng viếng cháu 1 triệu đồng. Ngoài ra chưa có một khoản tiền đền bù nào cả.

Luật sư nói gì về sự việc này?

Theo Luật sư Trương Xuân Hải, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội, trường hợp gia đình ông Trần Văn Sơn không có giấy phép khai thác đất hoặc có giấy phép nhưng khai thác không đúng với nội dung giấy phép mà gây hậu quả nghiêm trọng thì hành vi của ông Sơn có dấu hiệu phạm tội: “Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” tại Điều 227 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Trường hợp khai thác đất trái phép dẫn đến hậu quả làm cho cháu L tử vong, thì đây là tình tiết tăng nặng định khung được quy định tại Khoản 2 Điều 227 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Còn trong trường hợp ông Trần Văn Sơn có giấy phép khai thác đất và khai thác đúng theo nội dung của giấy phép thì hành vi của ông Sơn không cấu thành tội: “Vi phạm các quy định về nghiên cứu thăm dò, khai thác tài nguyên” theo quy định tại 227 BLHS năm 2015.

Tuy nhiên, việc ông Sơn đào hố xúc đất (sâu 2m), lại bơm nước vào bên trong và không làm hàng rào bảo vệ dẫn đến việc cháu L tử vong có dấu hiệu của tội: “Vô ý làm chết người” theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Bởi lẽ, vô ý làm chết người là trường hợp người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả làm chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước.

"Việc đào hố lấy đất và rồi lại bơm nước vào, ông Sơn phải biết rằng với độ sâu của hố 2m và bơm nước khoảng 1,4 m, nếu như có ai ngã xuống thì hậu quả chết người sẽ xảy ra." Luật sư Hải cho biết thêm.

Vì thế, sau khi đào hố thì ông Sơn phải dựng hàng rào để tránh trường hợp có người ngã xuống thế nhưng ông Sơn đã không làm việc đó. Do vậy, đề nghị cơ quan điều tra, Công an huyện Tân Yên cần phải khởi tố vụ án để đều tra làm rõ nguyên nhân về cái chết thương tâm của cháu bé.

Cũng theo Luật sư Trương Xuân Hải, ngoài dấu hiệu phạm tội hình sự ra, ông Sơn còn phải chịu trách nhiệm về dân sự như : Chịu chi phí hợp lý cho việc mai táng gồm, các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung.

Đồng thời, ông Sơn cũng phải chịu một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân của bé L bị thiệt mạng. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Luật sư Hải cũng lưu ý, riêng vụ việc này, các cơ quan có thẩm quyền cần phải xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc khai thác đất của hộ gia đình ông Sơn ,cũng như xem xét trách nhiệm của từng cá nhân trong việc để tồn tại hố đất gây nguy hiểm cho cuộc sống của người dân sống ở xung quanh.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

Việc khai thác tài nguyên đất rầm rộ rồi đem đi bán cho dự án kè đê Sông Thương trong suốt 2 tháng qua của hộ gia đình ông Trần Văn Sơn có được cấp có thẩm quyền cấp phép hay không ? Chính quyền địa phương có biết việc khai thác đất của hộ gia đình ông Sơn hay không ? Chúng tôi tiếp tục đề cập ở các bài tiếp theo./.

Điều 227 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017: Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

1. Người nào vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong những trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc loại khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc loại khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;

b) Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 trở lên;

c) Có tổ chức;

d) Gây sự cố môi trường;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 04 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

e) Làm chết người.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Tội Vô ý làm chết người

"Điều 128. Tội vô ý làm chết người:

1.Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2.Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

Cùng chuyên mục

Cần đảm bảo tính răn đe trong xử lý các hành vi xâm phạm, mua bán thông tin cá nhân
Theo Luật sư, các quy định về hình thức xử phạt đối với những hành vi xâm phạm thông tin cá nhân hiện nay có thể chưa đảm bảo tính răn đe. Trong khi hậu quả từ hành vi xâm phạm quyền riêng tư có thể rất nghiêm trọng, gây tổn hại tới danh dự, nhân phẩm, an toàn và cả tính mạng của không chỉ một mà có thể là nhiều nạn nhân. Do đó, cần xử lý nặng, tăng mức phạt đối với các hành vi mua bán thông tin cá nhân.
Một số rủi ro khi mua bán, chuyển nhượng nhà đất thông qua hình thức ‘Hợp đồng ủy quyền’
Có thể nói, hiện nay việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản như quyền sử dụng đất, nhà ở được thực hiện thông qua hình thức “Hợp đồng ủy quyền” là tương đối phổ biến. Nội dung này có mục đích hợp pháp hóa các giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất mà các bên chủ thể chưa đủ điều kiện hoặc vì một lý do nào đó mà không làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã ký kết một hợp đồng ủy quyền, giao cho bên nhận ủy quyền được toàn quyền đoạt tài sản.
Hành vi xem bói có thể bị phạt tù tới 10 năm
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ nhiệm Cơ quan truyền thông Liên đoàn Luật sư Việt Nam, liên quan đến nhóm hành vi về hoạt động xem bói thì hiện nay tùy mức độ, tính chất và hậu quả của hành vi sẽ có các chế tài xử lý hành chính hoặc hình sự. Với mức xử phạt hình sự, hành vi bói toán có thể đối diện mức hình phạt cao nhất lên tới 10 năm tù, phạt tiền đến 50 triệu đồng.
Kẻ ép bé trai 3 tuổi hút ma túy đối diện án tù 20 năm
Trong trường hợp kết quả xác minh của cơ quan điều tra cho thấy người này ép buộc cháu bé 3 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy thì sẽ bị xử lý hình sự về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy và hình phạt có thể tới 20 năm tù.

Tin mới

Đến hết ngày 31/3 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử sẽ bị xử lý
Bộ Công thương vừa ban hành các văn bản bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố, các Sở Công thương các tỉnh, thành phố; các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; các thương nhân phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.
Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ để hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, cơ quan liên quan xác định đối tượng, tổ chức thực hiện để bảo đảm quyền lợi cho người dân được hưởng chính sách bảo hiểm y tế (BHYT).