Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 27/04/2025 11:14 (GMT+7)

Cảnh báo bệnh dại sắp 'vào mùa'

Theo dõi GĐ&PL trên

Mới đây, phòng tiêm chủng vaccine thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn. Đáng chú ý, có trường hợp con vật chết ngay sau đó - dấu hiệu đặc biệt liên quan đến bệnh dại.

tm-img-alt
Trẻ bị chó nhà tấn công tại Hà Nội.

Không chủ quan với chó nhà nuôi

Cụ thể, một phụ nữ 45 tuổi, ở Hà Nội bị chính chó nhà cắn vào tay. Con vật chỉ nặng khoảng 5–6kg nhưng đã chết ngay sau đó - đây là dấu hiệu liên quan đến bệnh dại, mặc dù cần xét nghiệm để xác định chính xác.

Ngay sau đó, bệnh nhân lập tức đến cơ sở y tế gần nhà để xử trí và tiêm vaccine. Tuy nhiên, do có tiền sử mắc bệnh lupus ban đỏ – bệnh tự miễn gây rối loạn miễn dịch, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để theo dõi quá trình tiêm, phòng ngừa sốc phản vệ hoặc biến chứng.

BS Trần Quang Đại, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, hiện bệnh nhân đã hoàn tất phác đồ tiêm và sức khỏe ổn định.

Trường hợp thứ hai là bé gái 5 tuổi ở Hà Nội, cũng bị chó nhà nặng hơn 20kg tấn công vào vùng đầu – mặt, khu vực gần hệ thần kinh trung ương, làm tăng nguy cơ lan truyền virus nếu con vật mang mầm bệnh.

Khi nhập viện, trẻ có hơn 10 vết thương, trong đó có một vết sâu in rõ dấu răng chó. Các bác sĩ đã xử trí cấp cứu, khâu hở khoảng 10 mũi để dẫn lưu dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Theo BS Phạm Văn Tỉnh, Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình và thần kinh cột sống, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, nhiều người nghĩ khâu kín sẽ mau lành, nhưng với vết cắn, khâu hở sẽ giúp theo dõi và ngừa biến chứng tốt hơn. Trẻ đang được theo dõi và tiếp tục phác đồ tiêm vaccine, huyết thanh kháng dại.

Virus dại có thể lây từ chính chó nhà

TS.BS Ngô Thanh Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cảnh báo, chó nhà (bao gồm cả chó nhỏ) nếu không được tiêm vaccine định kỳ vẫn có thể mang virus dại, dù không có biểu hiện rõ ràng. Virus tồn tại trong nước bọt và có thể lây sang người qua vết cắn.

Virus dại là một trong những tác nhân truyền nhiễm nguy hiểm nhất, với tỷ lệ tử vong lên tới 100% nếu người bệnh đã phát cơn dại. Người dân cần tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi, không thả rông chó mèo. Nếu đưa chó ra ngoài, phải đeo rọ mõm.

Tuyệt đối không để trẻ nhỏ tiếp xúc gần với chó lớn khi không có người giám sát. Khi bị chó cắn (bao gồm cả chó đã được tiêm phòng), cần đến cơ sở y tế để được xử trí và tiêm phòng đúng phác đồ.

Mùa hè - mùa cao điểm của bệnh dại

Các chuyên gia y tế cho biết, mùa hè sắp tới chính là thời điểm bệnh dại dễ bùng phát. Nắng nóng khiến chó dễ kích động, hung dữ, trong khi tình trạng thả rông vật nuôi không tiêm phòng vẫn phổ biến ở nước ta.

Đây là điều kiện thuận lợi để virus dại lây lan trong cộng đồng. Mỗi sự chủ quan đều có thể phải đánh đổi bằng sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

Hiện nay, cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng đầy đủ cho 100% chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Khi nuôi chó, phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm. Không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi.

Khi bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.

Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone-iodine (nếu có). Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.

Sau đó, đến ngay trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa.

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube
Mới đây, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có văn bản về việc tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm. Trong đó, Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube,... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.
Quy định mới về đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng
Trong bối cảnh chăm sóc sức khỏe đang trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển y tế quốc gia, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư 21/2025/TT-BQP, quy định chi tiết về việc đăng ký chữa bệnh chăm sóc y tế tại cơ sở y tế thuộc quyền quản lý của mình. Đây không chỉ là một bước đi cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế mà còn có thể tạo ra sức mạnh của Bộ công việc chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và người dân.

Tin mới

Thủ tục tuyển sinh cao đẳng năm 2025
Bộ GD&ĐT vừa ban hành hướng dẫn tuyển sinh trình độ cao đẳng năm 2025, trong bối cảnh công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp đã được chuyển từ Bộ LĐ-TB&XH về Bộ GD&ĐT từ ngày 01/3/2025 theo theo Nghị định 37/2025/NĐ-CP của Chính phủ..
Cảnh báo bệnh dại sắp 'vào mùa'
Mới đây, phòng tiêm chủng vaccine thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn. Đáng chú ý, có trường hợp con vật chết ngay sau đó - dấu hiệu đặc biệt liên quan đến bệnh dại.
Cảnh giác thủ đoạn chiếm đoạt tiền mạo danh làm thủ tục đất đai khi sáp nhập đơn vị hành chính
Theo Công an tỉnh Ninh Bình, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân về các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, một số đối tượng đã nghĩ ra các chiêu trò, thủ đoạn khác nhau để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Do đó, người dân cần tăng cường cảnh giác.