Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 25/04/2025 09:48 (GMT+7)

Đề xuất chấm dứt nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch quận, huyện từ 01/7

Theo dõi GĐ&PL trên

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gửi Quốc hội. Trong đó đáng chú ý, dự thảo Luật đề xuất chấm dứt nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch quận, huyện từ 01/7.

Cụ thể, dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp xã (xã, phường và đặc khu), không tổ chức cấp huyện.

Cấp tỉnh và cấp xã đều tổ chức HĐND và UBND để bảo đảm bộ máy chính quyền được tổ chức thống nhất, hoạt động thông suốt từ Trung ương đến cấp xã.

Để bảo đảm hoạt động của chính quyền địa phương khi chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp thành 2 cấp liên tục, thông suốt, dự thảo Luật quy định thời hạn thi hành từ ngày 01/7. Đồng thời, Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 hết hiệu lực từ ngày 01/7.

Dự thảo Luật nêu rõ, HĐND, các cơ quan thuộc HĐND, UBND, Chủ tịch UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động kể từ ngày 01/7, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 54 của dự Luật này.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo khoản 6 Điều 54, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Luật có hiệu lực thi hành, Thường trực HĐND, các cơ quan thuộc HĐND, UBND, Chủ tịch UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện phải hoàn thành việc bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu, tài chính, ngân sách, trụ sở, tài sản, cơ sở vật chất khác có liên quan cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền.

Nhiệm vụ này phải bảo đảm cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan, không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Dự thảo Luật cũng quy định, kể từ ngày 01/7, UBND tỉnh chỉ định UBND cấp xã kế thừa các thỏa thuận quốc tế của UBND huyện và của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện được ký kết trước thời điểm trên.

Bên cạnh đó, số lượng Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc có thể nhiều hơn số lượng so với quy định. Chậm nhất là 5 năm kể từ ngày dự Luật có hiệu lực thi hành, số lượng và việc bố trí lãnh đạo, quản lý ở đơn vị hành chính thực hiện theo quy định.

Dự thảo Luật cũng quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập các Tổ công tác để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức việc bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu, tài chính, ngân sách, trụ sở, tài sản, cơ sở vật chất.

Chính phủ đề xuất các công việc, hồ sơ thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị thuộc chính quyền địa phương cấp huyện đang giải quyết cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nếu đến thời điểm ngày 01/7 mà vẫn chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành trước ngày 01/7 nhưng sau đó phát sinh vấn đề liên quan cần giải quyết thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm phân công cơ quan, đơn vị thuộc chính quyền địa phương cấp xã nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở giao dịch của tổ chức, doanh nghiệp để tiếp tục giải quyết bảo đảm không làm gián đoạn công việc, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp.

Trường hợp nội dung công việc, hồ sơ thủ tục hành chính đó liên quan đến từ 2 đơn vị hành chính cấp xã mới hình thành sau sắp xếp trở lên hoặc có nội dung phức tạp thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm phân công cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính khác thuộc UBND cấp mình tiếp tục giải quyết bảo đảm không làm gián đoạn công việc, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, dự Luật cũng bãi bỏ Nghị quyết số 131/2020/QH14 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP. HCM; Bãi bỏ khoản 2, khoản 3 Điều 9 và Điều 10 của Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM.

Đồng thời, cơ quan soạn thảo cũng đề xuất bãi bỏ Điều 7, Điều 8 của Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng và bãi bỏ khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 137/2024/QH15 về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Nghị quyết số 169/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng cũng được đề xuất bãi bỏ.

Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (khai mạc ngày 05/5).

Cùng chuyên mục

Đề xuất 3 trường hợp cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm
Tại dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Bộ Nội vụ đề xuất 3 trường hợp cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm. So với luật hiện hành, dự thảo bổ sung thêm trường hợp đó là hành vi được cơ quan có thẩm quyền xác định là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Tin mới

Năm 2025, SeABank đặt mua tiêu lợi nhuận gần 6.500 tỷ đồng, mua công ty chứng khoán
Ngày 25/4/2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, thông qua nhiều mục tiêu, kế hoạch quan trọng như: kế hoạch kinh doanh năm 2025 với lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 7%, đạt 6.458 tỷ đồng; mua cổ phần của Công ty Cổ phần Chứng khoán ASEAN (ASEAN SC) và bầu bổ sung Thành viên độc lập Hội đồng Quản trị (HĐQT).
Đề xuất 3 trường hợp cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm
Tại dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Bộ Nội vụ đề xuất 3 trường hợp cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm. So với luật hiện hành, dự thảo bổ sung thêm trường hợp đó là hành vi được cơ quan có thẩm quyền xác định là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube
Mới đây, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có văn bản về việc tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm. Trong đó, Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube,... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.
Đề xuất chấm dứt nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch quận, huyện từ 01/7
Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gửi Quốc hội. Trong đó đáng chú ý, dự thảo Luật đề xuất chấm dứt nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch quận, huyện từ 01/7.