Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 25/04/2025 11:06 (GMT+7)

Đề xuất 3 trường hợp cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm

Theo dõi GĐ&PL trên

Tại dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Bộ Nội vụ đề xuất 3 trường hợp cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm. So với luật hiện hành, dự thảo bổ sung thêm trường hợp đó là hành vi được cơ quan có thẩm quyền xác định là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Theo đó, dự thảo luật lần này dành một chương quy định về vấn đề xử lý kỷ luật cán bộ, công chức với một số điểm mới. Cụ thể, về miễn trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, Điều 35 dự thảo nêu rõ 3 trường hợp cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm gồm:

- Cán bộ, công chức phải chấp hành quyết định trái pháp luật của cấp trên nhưng đã báo cáo người ra quyết định trước khi chấp hành.

- Hành vi được cơ quan có thẩm quyền xác định là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

- Do bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

So với luật hiện hành, dự thảo bổ sung thêm trường hợp được miễn trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, đó là hành vi được cơ quan có thẩm quyền xác định là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Với các hình thức kỷ luật, theo dự thảo, cán bộ vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Cách chức;

- Bãi nhiệm;

- Xóa tư cách chức vụ, chức danh đã đảm nhiệm.

Dự thảo nêu rõ, việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Đối với công chức, dự thảo cũng quy định công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc; Xóa tư cách chức vụ, chức danh đã đảm nhiệm.

Theo quy định hiện hành, đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì các hình thức kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc.

Trường hợp công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì không có hình thức kỷ luật cách chức, chỉ bao gồm 4 hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc.

Như vậy, so với quy định hiện hành, Bộ Nội vụ đề xuất thêm hình thức mới là xóa tư cách chức vụ, chức danh đã đảm nhiệm với cán bộ vi phạm.

Bên cạnh đó, về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật, Điều 38 dự thảo quy định: Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.

Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Ngoài ra, dự thảo sửa đổi cũng quy định, việc thực hiện các quy định khác liên quan đến kỷ luật cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Năm 2025, SeABank đặt mua tiêu lợi nhuận gần 6.500 tỷ đồng, mua công ty chứng khoán
Ngày 25/4/2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, thông qua nhiều mục tiêu, kế hoạch quan trọng như: kế hoạch kinh doanh năm 2025 với lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 7%, đạt 6.458 tỷ đồng; mua cổ phần của Công ty Cổ phần Chứng khoán ASEAN (ASEAN SC) và bầu bổ sung Thành viên độc lập Hội đồng Quản trị (HĐQT).
Đề xuất 3 trường hợp cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm
Tại dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Bộ Nội vụ đề xuất 3 trường hợp cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm. So với luật hiện hành, dự thảo bổ sung thêm trường hợp đó là hành vi được cơ quan có thẩm quyền xác định là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube
Mới đây, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có văn bản về việc tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm. Trong đó, Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube,... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.
Đề xuất chấm dứt nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch quận, huyện từ 01/7
Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gửi Quốc hội. Trong đó đáng chú ý, dự thảo Luật đề xuất chấm dứt nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch quận, huyện từ 01/7.