Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 22/04/2025 11:23 (GMT+7)

Bộ Y tế hướng dẫn cách tra cứu thuốc được cấp phép lưu hành

Theo dõi GĐ&PL trên

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có hướng dẫn để người dân có thể tự tra cứu thông tin số đăng ký và mẫu nhãn thuốc được cấp phép lưu hành.

Để biết được thông tin thuốc đang lưu hành, Cục Quản lý Dược hướng dẫn người dân các bước như sau:

Người dân truy cập hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Cục Quản lý Dược, mục Đăng ký thuốc, tra cứu số đăng ký, tại địa chỉ: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc/index

Sau đó, tra cứu giấy đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành tại Việt Nam, nhập thông tin thuốc cần tìm (có thể tra cứu theo tên thuốc, cơ sở sản xuất, cơ sở đăng ký, số đăng ký lưu hành thuốc,…) và nhấn "Tìm kiếm" để hiển thị kết quả.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Người dân có thể tự tra cứu thông tin số đăng ký và mẫu nhãn thuốc được cấp phép lưu hành.

Tiếp đó, đối chiếu và kiểm tra kết quả. Hệ thống sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về thuốc tại các cột tên thuốc, số đăng ký, dạng bào chế, hoạt chất, hàm lượng, cơ sở đăng ký, sản xuất.

Người dân có thể xem mẫu nhãn, hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Cục Quản lý Dược phê duyệt tại cột HDSD/Mẫu nhãn.

Theo Cục Quản lý Dược, người dân nên mua thuốc tại nơi uy tín, chỉ mua thuốc ở các nhà thuốc, quầy thuốc được cấp phép, có uy tín và địa chỉ rõ ràng; không mua từ nguồn không rõ ràng như chợ, hàng rong hoặc qua các trang mạng xã hội, livestream...

Cùng với đó, cần kiểm tra bao bì và thông tin trên vỏ thuốc. Bao bì phải nguyên vẹn, không rách, mờ hoặc có dấu hiệu bị chỉnh sửa; kiểm tra các thông tin như: tên thuốc, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng, số đăng ký, tên nhà sản xuất. Các thông tin này phải rõ ràng, không tẩy xóa.

So sánh với bao bì chính hãng (nếu có) để phát hiện sự khác biệt về màu sắc, chữ in, hoặc logo.

Quan sát màu sắc, kích thước, ký hiệu trên viên thuốc, hộp thuốc. Nếu có sự khác biệt so với lần sử dụng trước hoặc so với mô tả chính hãng, không nên sử dụng.

Sử dụng ứng dụng quét mã vạch/mã QR để kiểm tra thông tin sản phẩm (trường hợp có in mã vạch/mã QR trên vỏ hộp, mã không quét được hoặc thông tin không khớp, hãy nghi ngờ).

Khi mua thuốc, người dân nên yêu cầu hóa đơn mua hàng để đảm bảo nguồn gốc. Hóa đơn cũng là cơ sở để khiếu nại nếu phát hiện thuốc giả.

Thuốc giả thường được bán với giá rẻ bất thường để thu hút người mua. Nếu giá quá thấp so với thị trường, người dân cần cẩn trọng.

Đặc biệt, người dân cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi mua. Đối với thuốc kê đơn, chỉ mua thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ.

Hạn chế mua thuốc theo lời quảng cáo, tránh tin vào các lời quảng cáo “thần dược” hoặc thuốc không rõ nguồn gốc được rao bán qua mạng hoặc truyền miệng.

Nếu phát hiện dấu hiệu thuốc giả, người dân cần báo ngay cho cơ quan chức năng như sở y tế, Cục Quản lý Dược hoặc công an địa phương để xử lý. Nếu đã mua phải thuốc giả, ngừng sử dụng ngay và liên hệ cơ sở y tế để được tư vấn.

Cùng chuyên mục

Thuốc giả không lọt vào được các cơ sở khám chữa bệnh
Đây là khẳng định của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế chiều 17/4 khi cung cấp thông tin tới báo chí sau vụ việc Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ 14 đối tượng về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.

Tin mới

Dự kiến từ 01/7 sẽ cấp tài khoản định danh cho người nước ngoài
Đây là thông tin được đại diện Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an) chia sẻ tại Tọa đàm "Để kết nối VNeID an toàn và tiện lợi" nhằm thúc đẩy kết nối hiệu quả giữa các cơ quan, doanh nghiệp và người dân với VNeID - ứng dụng định danh điện tử quốc gia do báo Tuổi trẻ tổ chức ngày 22/4.