Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 25/04/2025 10:14 (GMT+7)

Uống nước ấm buổi sáng rất tốt, nhưng cần lưu ý 3 điều này để không phản tác dụng

Theo dõi GĐ&PL trên

Sau một đêm ngủ dài, cơ thể dễ bị mất nước. Vì vậy, uống một cốc nước ấm ngay khi thức dậy giúp cấp nước kịp thời, hỗ trợ phục hồi tế bào và tăng cường trao đổi chất.

Với hệ tiêu hóa, nước ấm còn giúp làm sạch ruột, ngăn vi khuẩn có hại tích tụ và giảm nguy cơ táo bón. 

Uống nước ấm buổi sáng có nhiều lợi ích sức khỏe.
Uống nước ấm buổi sáng có nhiều lợi ích sức khỏe.

Tuy nhiên, để thói quen này phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn cần ghi nhớ 3 lưu ý quan trọng dưới đây:

1. Không uống nước quá nóng

Nhiều người có thói quen uống nước quá nóng vì nghĩ rằng tốt cho cổ họng, hoặc vì vội vàng không chờ nước nguội. Thực tế, nước trên 60 độ C có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là niêm mạc miệng, họng và dạ dày.

Nhiệt độ cao làm tổn thương tế bào, gây viêm, thậm chí tăng nguy cơ ung thư thực quản nếu duy trì lâu dài. Đặc biệt với người có vấn đề về dạ dày (loét, viêm...), nước quá nóng càng dễ gây kích thích và khó chịu. Vì vậy, chỉ nên uống nước ấm vừa phải, khoảng 40–50 độ C là phù hợp.

2. Không uống quá nhiều nước ấm một lúc

Uống nhiều nước ấm ngay sau khi ngủ dậy tưởng là tốt, nhưng thực tế lại gây hại. Việc nạp lượng nước lớn vào lúc dạ dày đang trống có thể làm tăng áp lực lên dạ dày và thận, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và cân bằng điện giải.

Chúng ta chỉ nên uống từ 150–200ml nước ấm, uống từ từ từng ngụm.
Chúng ta chỉ nên uống từ 150–200ml nước ấm, uống từ từ từng ngụm.

Lời khuyên là chúng ta chỉ nên uống từ 150–200ml nước ấm, uống từ từ từng ngụm nhỏ, kết hợp với việc ngồi ở tư thế thoải mái.

3. Không đựng nước ấm trong chai hoặc cốc nhựa

Nhiều người tiện tay dùng chai nhựa để đựng nước ấm hoặc nước nóng. Tuy nhiên, nhiệt độ cao khiến các hóa chất như BPA hoặc phthalates trong nhựa dễ thôi nhiễm vào nước, gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và nguy cơ ung thư.

Chai nhựa giá rẻ còn có thể ảnh hưởng đến hương vị nước và làm giảm chất lượng nước khi để lâu. Cách tốt nhất là sử dụng bình thủy tinh hoặc bình inox không gỉ để đựng nước ấm.

Cùng chuyên mục

Quy định mới về đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng
Trong bối cảnh chăm sóc sức khỏe đang trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển y tế quốc gia, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư 21/2025/TT-BQP, quy định chi tiết về việc đăng ký chữa bệnh chăm sóc y tế tại cơ sở y tế thuộc quyền quản lý của mình. Đây không chỉ là một bước đi cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế mà còn có thể tạo ra sức mạnh của Bộ công việc chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và người dân.

Tin mới

Năm 2025, SeABank đặt mua tiêu lợi nhuận gần 6.500 tỷ đồng, mua công ty chứng khoán
Ngày 25/4/2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, thông qua nhiều mục tiêu, kế hoạch quan trọng như: kế hoạch kinh doanh năm 2025 với lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 7%, đạt 6.458 tỷ đồng; mua cổ phần của Công ty Cổ phần Chứng khoán ASEAN (ASEAN SC) và bầu bổ sung Thành viên độc lập Hội đồng Quản trị (HĐQT).
Đề xuất 3 trường hợp cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm
Tại dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Bộ Nội vụ đề xuất 3 trường hợp cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm. So với luật hiện hành, dự thảo bổ sung thêm trường hợp đó là hành vi được cơ quan có thẩm quyền xác định là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube
Mới đây, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có văn bản về việc tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm. Trong đó, Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube,... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.
Đề xuất chấm dứt nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch quận, huyện từ 01/7
Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gửi Quốc hội. Trong đó đáng chú ý, dự thảo Luật đề xuất chấm dứt nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch quận, huyện từ 01/7.