Số ca bệnh tay chân miệng tại thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu có xu hướng gia tăng trong những tuần gần đây, đa số là các trường hợp bệnh nhẹ và hệ thống giám sát chưa phát hiện tác nhân Enterovirus 71.
Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.
Tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ ngày 23/2 đến 1/3, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 37 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng 19 trường hợp so với tuần trước đó); nâng tổng số ca mắc tay chân miệng từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố lên 125 trường hợp (tăng 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2023).
Bộ Y tế vừa có Quyết định 292/QĐ-BYT ngày 6/2/2024 ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, tại huyện Ea Súp vừa ghi nhận thêm một trường hợp bệnh nhi hai tuổi tử vong vì tay chân miệng. Đây là trường hợp thứ tư tử vong vì bệnh này từ đầu năm 2023 đến ngày 13/11 trên địa bàn.
Số ca sốt xuất huyết tại Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu dừng, việc theo dõi và điều trị cho trẻ tại nhà của nhiều bậc phụ huynh vẫn còn khá loay hoay khi các triệu chứng của nó dễ bị nhầm với bệnh tay chân miệng.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần từ 14 - 21/7, địa bàn thành phố có thêm 442 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 1,5 lần so với tuần trước đó) và 19 ổ dịch tại 11 quận, huyện. Số bệnh nhân nhiều nhất thuộc các quận, huyện: Thạch Thất, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Đan Phượng, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai.
Vaccine phòng bệnh tay chân miệng đầu tiên đã hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 3. Hội đồng Đạo đức ghi nhận vaccine giúp bảo vệ trẻ chống lại bệnh tay chân miệng do EV71 ở bất kỳ độ nặng nào, hiệu quả 96,8%. Kết quả này đã được đăng tải trên Tạp chí Y khoa uy tín The Lancet năm 2022. Vaccine đang chờ Bộ Y tế cấp phép. Đây là thông tin được bác sĩ Nguyễn Trọng Toàn, Phó Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu tháng 6 đến nay, tình hình dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết đang có diễn biến phức tạp khi số ca mắc mới không ngừng gia tăng. Mặc dù lũy kế ca bệnh vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng năm nay số ca mắc bệnh nặng, đặc biệt ở bệnh tay chân miệng đang là vấn đề đáng lo ngại. Các bác sĩ dự báo, nguy cơ “dịch chồng dịch” có thể xảy ra nếu không có các giải pháp phòng, chống kịp thời.
Theo Sở Y tế Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, đặc biệt là cúm A đang gia tăng trên địa bàn, dự báo có thể tiếp tục tăng thời gian tới.