Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 13/07/2023 16:31 (GMT+7)

Thành phố Hồ Chí Minh quyết liệt kìm đà tăng của sốt xuất huyết và tay chân miệng​

Theo dõi GĐ&PL trên

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu tháng 6 đến nay, tình hình dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết đang có diễn biến phức tạp khi số ca mắc mới không ngừng gia tăng. Mặc dù lũy kế ca bệnh vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng năm nay số ca mắc bệnh nặng, đặc biệt ở bệnh tay chân miệng đang là vấn đề đáng lo ngại. Các bác sĩ dự báo, nguy cơ “dịch chồng dịch” có thể xảy ra nếu không có các giải pháp phòng, chống kịp thời.

tm-img-alt

Tay chân miệng bùng phát, sốt xuất huyết tiềm ẩn nguy cơ

Những ngày gần đây, số ca bệnh tay chân miệng nhập viện tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang gia tăng nhanh chóng. Tại một số bệnh viện tuyến cuối, số lượng trẻ nhập viện điều trị tăng gấp 3-4 lần so với 1 tháng trước. Tại Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 hiện điều trị cho khoảng 200 trẻ mắc tay chân miệng. Số trẻ mắc mới nhập viện cũng gia tăng mỗi ngày, đặc biệt số ca nặng cũng không ngừng tăng. Nhiều bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng, chuyển độ đột ngột. Bệnh nhi nhỏ tuổi nhất đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 chỉ mới 6 tháng tuổi, được chẩn đoán mắc tay chân miệng độ 1 tại bệnh viện địa phương sau khi bị sốt 3 ngày. Tuy nhiên, 1 ngày sau trẻ đã chuyển sang độ 4, suy hô hấp, tím tái, trụy tim mạch và được chuyển viện lên tuyến trên. Tại đây các bác sĩ đã phải mở nội khí quản, lọc máu liên tục mới có thể giữ được tính mạng cho trẻ.

Tình hình tương tự tại Khoa Nhi C, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, 40/50 giường bệnh đã kín bệnh nhi điều trị tay chân miệng. Hầu hết các bệnh nhi đều mắc tay chân miệng độ 2a. Trước tình hình số ca mắc tay chân miệng không ngừng gia tăng, các bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh đã sẵn sàng các phương án tăng thêm giường bệnh, bổ sung nhân sự nhằm đảm bảo điều trị kịp thời cho trẻ.

Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ trong tháng 6, toàn Thành phố ghi nhận 2.690 ca mắc tay chân miệng. Từ đầu năm 2023 đến nay, Thành phố có 4.500 trẻ mắc tay chân miệng. Tuy số ca mắc thấp hơn cùng kỳ năm ngoái nhưng với nguyên nhân gây bệnh là Enterovirus (EV71) - chủng virus có độc lực cao, có thể gây bệnh nặng và thậm chí tử vong, là tác nhân gây ra các vụ dịch lớn vào các năm 2011 và 2018, Ngành Y tế dự báo số ca mắc và số ca nặng sẽ tiếp tục gia tăng trong những tuần sắp tới và có thể kéo dài nếu không quyết liệt có các biện pháp dự phòng bệnh.

Đối với dịch bệnh sốt xuất huyết, trong 6 tháng đầu năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh có 8.519 ca bệnh sốt xuất huyết, thấp hơn cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, Sở Y tế dự báo, theo quy luật diễn tiến dịch bệnh hàng năm tại Thành phố, mùa cao điểm của bệnh sốt xuất huyết sẽ tăng cao trong tháng 7 và dự kiến kéo dài đến hết tháng 10. Trong khi đó, qua giám sát điểm nguy cơ của Sở Y tế, có đến 48% điểm nguy cơ trên địa bàn (49/103 điểm) có lăng quăng (bọ gậy). Đơn cử như khi kiểm tra 3 điểm nguy cơ tại Phường 11, Quận 3 thì cả 3 điểm đều có lăng quăng gồm: 1 hộ dân, 1 cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ và 1 ngôi chùa. Tương tự, 3 điểm nguy cơ tại phường An Lạc, quận Bình Tân cũng đều phát hiện lăng quăng. Lăng quăng được phát hiện trong các vật chứa là lốp xe hỏng, tấm đậy trên phuy nước, các vũng nước đọng ở chợ, khu dân cư…

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, đây là con số đáng báo động bởi tỷ lệ này sẽ cao hơn nữa khi Thành phố chính thức bước vào mùa mưa. “Nếu không có các biện pháp quyết liệt để kiểm soát các điểm nguy cơ thì nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát sẽ hiện hữu”, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ lo ngại.

Triển khai quyết liệt nhiều biện pháp

Ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động triển khai hàng loạt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ngay từ tháng 5. Đối với sốt xuất huyết, một trong các giải pháp quan trọng là phân loại đúng, xử lý dứt điểm các điểm nguy cơ gây dịch tại các quận, huyện, thành phố Thủ Đức. Bên cạnh đó, ngành Y tế tổ chức các lớp tập huấn về điều trị cũng như can thiệp phòng bệnh tại cộng đồng; tiếp tục vận dụng mô hình phân tầng vào công tác thu dung điều trị, duy trì hoạt động Tổ chuyên gia điều trị sốt xuất huyết của Sở Y tế để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời cho công tác điều trị, đồng thời tiếp tục triển khai quy trình báo động đỏ đối với người mắc sốt xuất huyết nhằm đảm bảo kịp thời cứu sống người bệnh.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đã tăng cường hoạt động giám sát các điểm nguy cơ sốt xuất huyết. Tất cả các điểm nguy cơ có lăng quăng đều đã được các Trạm Y tế hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan tổng vệ sinh, dọn dẹp, xử lý vật chứa và sẽ tái giám sát sau một tuần. Những điểm nguy cơ mà không tuân thủ hướng dẫn xử lý sẽ bị xử phạt theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Đối với những điểm nguy cơ có lăng quăng, khó xử lý, Sở Y tế đã có văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức để có hướng chỉ đạo xử lý.

Đối với dịch bệnh tay chân miệng, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng kịch bản ứng phó gồm 3 cấp độ, thực hiện phân tầng điều trị với tầng cuối là các bệnh viện chuyên khoa nhi và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Thành phố cũng thành lập Tổ chuyên gia điều trị bệnh tay chân miệng nhằm tăng cường công tác hội chẩn các ca nặng cần chuyển tuyến hoặc ca khó với các cơ sở y tế trong Thành phố và các tỉnh/thành phố khu vực phía Nam nhằm đảm bảo công tác chuyển viện an toàn. Sở Y tế phân công các Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tiếp tục hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, chỉ đạo tuyến cho các bệnh viện thuộc tỉnh/thành phố phía Nam về công tác điều trị bệnh tay chân miệng để xử trí kịp thời, hạn chế thấp nhất tình trạng tử vong.

Ngành Y tế cũng đẩy mạnh hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng. Thông tin về dịch bệnh, các biện pháp phòng bệnh được cập nhật hàng ngày với những hình thức truyền thông đa dạng như: video phóng sự, đăng tin trên Fanpage, Tiktok, xe loa cổ động, phát thanh, phát tờ rơi, tư vấn sức khỏe, truyền thông nhóm, nói chuyện sức khỏe... nhằm nâng cao ý thức phòng bệnh cũng như cập nhật các kiến thức về dấu hiệu chuyển nặng cho người dân.

Cùng chuyên mục

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.
Một số thực phẩm ngăn ngừa nếp nhăn
Chế độ ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa nếp nhăn và tình trạng làn da bị lão hóa, chảy xệ. Hãy bổ sung những thực phẩm sau để có làn da láng mịn.

Tin mới

Thuê mặt bằng TPHCM: Đầu tư thông minh, sinh lời bền vững
Bạn đang tìm kiếm mặt bằng cho thuê tại TPHCM để mở rộng kinh doanh nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Với sự sôi động và đa dạng về vị trí, việc thuê mặt bằng TPHCM có thể mang đến cơ hội phát triển, nhưng cũng không ít thách thức. Trong bài viết này, Mogi.vn sẽ giúp bạn tìm được không gian kinh doanh lý tưởng, tiết kiệm thời gian và công sức với những lựa chọn đa dạng, đáp ứng với mọi nhu cầu và phù hợp với bạn.
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê hàng đầu thị trường
Khởi đầu vào năm 2004 với Vincom Center Bà Triệu (Hà Nội), chỉ sau hai thập kỷ, Vincom đã sở hữu 88 trung tâm thương mại (TTTM) hiện diện tại 48/63 tỉnh thành, Vincom Retail liên tục khẳng định vị thế đối tác cho thuê hàng đầu thị trường, với lưới dự án lớn bậc nhất Việt Nam, bảo chứng đem đến thành công cho các doanh nghiệp.
Quảng Ninh tung chương trình ưu đãi sâu đến 50% cho du khách
Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh-Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024.
Chủ tịch Hà Nam: Đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group sẽ từng bước đưa Phủ Lý thành đô thị đáng sống
Chỉ trong thời gian ngắn, những hạng mục đầu tiên của đại đô thị nghỉ dưỡng quy mô 420ha Sun Urban City của Sun Group đã dần lộ diện: trục cảnh quan lễ hội, Công viên nước Sun World... Ông Trương Quốc Huy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam tin tưởng: “Sun Urban City sẽ làm thay da đổi thịt cho Phủ Lý”.
Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.