Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 14/11/2023 08:49 (GMT+7)

Đắk Lắk ghi nhận bệnh nhi 2 tuổi tử vong vì tay chân miệng

Theo dõi GĐ&PL trên

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, tại huyện Ea Súp vừa ghi nhận thêm một trường hợp bệnh nhi hai tuổi tử vong vì tay chân miệng. Đây là trường hợp thứ tư tử vong vì bệnh này từ đầu năm 2023 đến ngày 13/11 trên địa bàn.

Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. (Ảnh minh họa)
Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. (Ảnh minh họa).

Bệnh nhi tử vong là L.V.T.E (nam, sinh năm 2021, trú tại xã Ia Lốp, huyện Ea Súp). Theo người nhà bệnh nhi, ngày 11/11, trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục, ngủ giật mình nhiều, nổi mụn nước ở lòng bàn chân, loét miệng. Người nhà đưa trẻ đi khám và uống thuốc 1 ngày. Đến ngày 12/11, trẻ đi đứng loạng choạng, sốt cao liên tục, ăn uống kém, tay chân lạnh, ngủ li bì, người nhà đưa trẻ đi khám và nhập viện tại Trung tâm Y tế huyện Ea Súp. Cùng ngày, trẻ được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, trẻ nhập Khoa Hồi sức Cấp cứu Nhi-Sơ sinh trong tình trạng lơ mơ, môi tái, lạnh tứ chi, nổi nhiều hồng ban nhỏ ở lòng bàn chân, họng có nhiều vết loét. Các bác sỹ chuẩn đoán trẻ suy hô hấp độ IV; bệnh tay chân miệng độ IV; nhiễm trùng huyết; xuất huyết tiêu hóa; phù phổi cấp. Đến 4 giờ 40 phút ngày 13/11, trẻ hôn mê sâu, môi tím tái và tử vong với chẩn đoán viêm cơ tim cấp; phù phổi cấp; bệnh tay chân miệng độ IV; nhiễm trùng huyết; xuất huyết tiêu hóa.

Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk Hoàng Hải Phúc, ngay khi nhận được thông tin, Trung tâm đã điều tra yếu tố dịch tễ của ca bệnh và thông báo cho Trung tâm Y tế huyện Ea Súp; đồng thời, hướng dẫn các biện pháp điều tra, xử lý môi trường.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk kiến nghị, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây nguyên tiếp tục chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật và hỗ trợ tỉnh trong công tác xét nghiệm, chẩn đoán xác định trường hợp bệnh. Sở Y tế chỉ đạo cho các đơn vị y tế trong toàn ngành triển khai giám sát, theo dõi, phát hiện và cảnh giác với bệnh tay chân miệng; tăng cường truyền thông cho người dân cách nhận biết về bệnh và các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Tính đến ngày 13/11, tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 1.995 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Trong đó, thành phố Buôn Ma Thuột, các huyện Krông Pắk, Cư M’gar, Buôn Hồ… có số ca mắc cao.

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.

Tin mới

Yên Bái: 1 người bị sét đánh tử vong
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, người tử vong do sét đánh là ông Mè Văn Th. (sinh năm 1979, ở tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn).
Đề xuất sửa đổi quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 97 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.