Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 09/04/2024 13:55 (GMT+7)

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Số ca mắc tay chân miệng phân bố rải rác ở 26 quận, huyện. Một số địa phương có nhiều bệnh nhân là: Bắc Từ Liêm, Mê Linh, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Hoàng Mai... Đáng chú ý, trong tuần ghi nhận 1 ổ bệnh tay chân miệng tại xã Vân Hòa (huyện Ba Vì) với 2 ca bệnh. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 424 trường hợp mắc tay chân miệng, không có trường hợp tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Tay chân miệng là bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao do các nhóm virus khác nhau gây ra, chủ yếu là nhóm virus Enterovirus. Bệnh có khả năng bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt do dễ dàng lây từ người sang người thông qua đường tiếp xúc.

Cũng trong tuần qua, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 7 trường hợp mắc ho gà tại các quận, huyện: Ba Đình, Cầu Giấy, Đông Anh, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Thạch Thất, Thanh Xuân, tương đương với số ca ghi nhận của tuần trước đó, không có trường hợp tử vong. Như vậy, cộng dồn từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận 39 trường hợp mắc ho gà tại 18 quận, huyện. Bệnh nhân phần lớn là trẻ em dưới 3 tháng tuổi (chiếm 65%), chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ (chiếm 72%).

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố ghi nhận 52 trường hợp mắc thủy đậu, tăng 1 trường hợp so với tuần trước; không ghi nhận các dịch bệnh khác như: sởi, rubella, uốn ván, não mô cầu, viêm não Nhật Bản; có 14 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 2 trường hợp so với tuần trước.

Để ngăn ngừa dịch bệnh gia tăng, thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và các cơ sở khám, chữa bệnh được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình, tổ chức điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ bệnh. Đồng thời, thành phố tăng cường giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng tại hai huyện: Ba Vì và Đông Anh; tập huấn, hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh tay chân miệng cho cán bộ y tế các quận, huyện, thị xã. Ngành Y tế tiếp tục phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trong trường học, cơ sở giáo dục; tuyên truyền cho phụ huynh học sinh đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine đầy đủ, đúng lịch để phòng bệnh. Ngành Y tế thường xuyên phối hợp với ngành Thú y để theo dõi tình hình dịch trên động vật, đặc biệt là cúm gia cầm và bệnh dại; triển khai các hoạt động liên ngành về phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.

Tin mới

Shark Bình: Từ 2 triệu tiền viết phần mềm thuê, mua máy tính nhờ tiền bán đất đến 'cá mập' Shark Tank
Bà Phạm Thị Kim Hòa, mẹ của Shark Bình, chia sẻ rằng niềm đam mê công nghệ thông tin của con trai bà đã được bộc lộ từ khi còn học phổ thông. Khi ấy, để con trai có thể theo đuổi đam mê, bà đã không ngần ngại bán đi hai mảnh đất để mua cho Bình chiếc máy tính đầu tiên.
Dịch vụ vệ sinh công nghiệp của Dịch vụ Nam Hưng có ưu điểm gì nổi bật?
Dịch vụ vệ sinh công nghiệp đóng vai trò quan trọng để tạo ra môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn. Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp. Trong đó, Dịch vụ Nam Hưng là đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.