Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 21/02/2023 12:59 (GMT+7)

Vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển: Vì sao tố cáo cấp trên nhưng vẫn bị xử lý hình sự?

Theo dõi GĐ&PL trên

Pháp luật quy định trường hợp người đưa hối lộ chủ động khai báo trước khi bị phát giác có thể được miễn trách nhiệm hình sự, còn đối với người nhận hối lộ, tham ô tài sản hoặc thực hiện các tội phạm khác về chức vụ thì dù có tự thú thì cũng vẫn bị xử lý.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Vừa qua, Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương đã hoàn tất cáo trạng truy tố vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển. Theo đó, đối tượng Nguyễn Văn Sơn, 59 tuổi, bị Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương truy tố về tội "Tham ô tài sản", theo khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất là tử hình. Trong vụ án, Sơn bị xác định có vai trò "chủ mưu, khởi xướng", do đó phải chịu trách nhiệm chính.

Sáu đối tượng bị truy tố cùng tội danh gồm: Hoàng Văn Đồng (63 tuổi, cựu Trung tướng, cựu Chính ủy); Doãn Bảo Quyết (61 tuổi, cựu Thiếu tướng, cựu Phó Chính ủy); Phạm Kim Hậu (59 tuổi, cựu Thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh, cựu Tham mưu trưởng); Bùi Trung Dũng (63 tuổi, cựu Thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh); Nguyễn Văn Hưng (57 tuổi, cựu Đại tá, cựu Cục trưởng Kỹ thuật) và Bùi Văn Hòe (54 tuổi, cựu Thượng tá, cựu Phó Phòng Tài chính).

Đáng chú ý, sau khi thực hiện hành vi phạm tội, ngày 19/6/2020, ông Phạm Kim Hậu đã làm đơn gửi cơ quan chức năng, kèm theo 2 file ghi âm phản ánh về những tiêu cực, tham nhũng của bản thân và một số cá nhân là thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển liên quan đến công tác mua sắm vật tư, trang bị năm 2019. Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã tiếp nhận 2 file ghi âm kèm đơn tố cáo này.

Từ đó, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc xác minh. Đến năm 2022, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng khởi tố vụ án, khởi tố các bị can. Tuy nhiên, dù đã tự khai báo về sai phạm của bản thân và người khác nhưng ông Hậu vẫn bị khởi tố, truy tố tội "Tham ô tài sản". Vậy, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về việc miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp tố cáo cấp trên tham ô tài sản?

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, pháp luật quy định trường hợp người đưa hối lộ chủ động khai báo trước khi bị phát giác có thể được miễn trách nhiệm hình sự, còn đối với người nhận hối lộ, tham ô tài sản hoặc thực hiện các tội phạm khác về chức vụ thì dù có tự thú thì cũng vẫn bị xử lý.

Theo nội dung kết luận điều tra và bản cáo trạng cho thấy ông Phan Kim Hậu đã thực hiện hành vi tham ô tài sản với vai trò đồng phạm. Theo quy định của pháp luật, người đưa hối lộ bị ép buộc phải đưa, sau đó chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại tài sản đưa hối lộ. Đối với người tuy không bị ép buộc đưa hối lộ nhưng chủ động khai báo, tố cáo hành vi nhận hối lộ thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và có thể được trả lại một phần tài sản đưa hối lộ.

"Tuy nhiên, đối với người nhận hối lộ, tham ô tài sản hoặc các tội danh khác về chức vụ, kể từ thời điểm thực hiện hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm và người đó tự thú, tự khai nhận hành vi phạm tội thì bị xử lý hình sự và được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là tự thú. Do đó, trong mọi trường hợp người tham ô, nhận hối lộ đã thực hiện hành vi phạm tội mà chủ động khai báo, tự thú, tích cực giúp đỡ cơ quan điều tra thì đây chỉ là những tình tiết giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự chứ không phải là căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự. Chính vì vậy, trong vụ án này bị can Phan Kim Hậu vẫn bị xử lý hình sự và được xem xét áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong quá trình giải quyết vụ án. Ông Hậu không thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, cũng không phải là trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự nên vẫn bị xử lý hình sự về tội "Tham ô tài sản" với vai trò đồng phạm", Luật sư Cường phân tích rõ.

Trong pháp luật hình sự Việt Nam, miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng, có nội dung khoan hồng ở mức cao nhất đối với người phạm tội. Miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp một người đã thực hiện tội phạm nhưng do đáp ứng các điều kiện nhất định mà không phải chịu hậu quả của việc thực hiện tội phạm đó. 

Điều 16, Điều 29, Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các trường hợp đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự gồm: Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

- Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

- Khi có quyết định đại xá;

- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội;

- Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối chiếu quy định pháp luật về miễn trách nhiệm hình sự với việc ông Hậu tự làm đơn khai báo hành vi của bản thân và người khác, thì trường hợp này của ông Hậu có thể xem là dấu hiệu của việc tự thú. Theo điểm h khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện. Trường hợp người phạm tội tự thú là 01 điều kiện để có thể xem xét vào trường hợp có thể miễn trách nhiệm hình sự quy định tại điểm c khoản 2 Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Tuy nhiên để được xem xét miễn trách nhiệm hình sự theo quy định này, ngoài việc trước khi hành vi phạm tội bị phát giác người phạm tội tự thú thì còn phải có đủ các căn cứ khác như: Góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

Bên cạnh đó, đây không phải là trường hợp đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự khi có đủ các yếu tố mà chỉ là trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Nghĩa là kể cả trường hợp có đủ các căn cứ trên thì đòi hỏi phải có sự đánh giá một cách toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng về trường hợp nào được miễn, trường hợp nào không được miễn, nghĩa là cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đối với xã hội và tính chất nghiêm trọng của vụ án.

Tình tiết tự thú cũng được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đáng kể đối với ông Hậu được quy định tại điểm r khoản 1 Điều 51 BLHS. Đây là chính sách khoan hồng của Nhà nước đối với người tự thú, chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác, góp phần hạn chế thiệt hại.

Cùng chuyên mục

Cần đảm bảo tính răn đe trong xử lý các hành vi xâm phạm, mua bán thông tin cá nhân
Theo Luật sư, các quy định về hình thức xử phạt đối với những hành vi xâm phạm thông tin cá nhân hiện nay có thể chưa đảm bảo tính răn đe. Trong khi hậu quả từ hành vi xâm phạm quyền riêng tư có thể rất nghiêm trọng, gây tổn hại tới danh dự, nhân phẩm, an toàn và cả tính mạng của không chỉ một mà có thể là nhiều nạn nhân. Do đó, cần xử lý nặng, tăng mức phạt đối với các hành vi mua bán thông tin cá nhân.
Một số rủi ro khi mua bán, chuyển nhượng nhà đất thông qua hình thức ‘Hợp đồng ủy quyền’
Có thể nói, hiện nay việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản như quyền sử dụng đất, nhà ở được thực hiện thông qua hình thức “Hợp đồng ủy quyền” là tương đối phổ biến. Nội dung này có mục đích hợp pháp hóa các giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất mà các bên chủ thể chưa đủ điều kiện hoặc vì một lý do nào đó mà không làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã ký kết một hợp đồng ủy quyền, giao cho bên nhận ủy quyền được toàn quyền đoạt tài sản.
Hành vi xem bói có thể bị phạt tù tới 10 năm
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ nhiệm Cơ quan truyền thông Liên đoàn Luật sư Việt Nam, liên quan đến nhóm hành vi về hoạt động xem bói thì hiện nay tùy mức độ, tính chất và hậu quả của hành vi sẽ có các chế tài xử lý hành chính hoặc hình sự. Với mức xử phạt hình sự, hành vi bói toán có thể đối diện mức hình phạt cao nhất lên tới 10 năm tù, phạt tiền đến 50 triệu đồng.
Kẻ ép bé trai 3 tuổi hút ma túy đối diện án tù 20 năm
Trong trường hợp kết quả xác minh của cơ quan điều tra cho thấy người này ép buộc cháu bé 3 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy thì sẽ bị xử lý hình sự về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy và hình phạt có thể tới 20 năm tù.

Tin mới

Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.