Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 06/07/2021 20:28 (GMT+7)

Viêm đa khớp: Nguyên nhân và các biến chứng thường gặp

Theo dõi GĐ&PL trên

Viêm đa khớp là bệnh lý phổ biến về xương khớp, là tình trạng viêm ảnh hưởng đến nhiều khớp, gây ra những cơn đau, cứng, sưng và khiến khớp khó cử động. Theo thống kê, ở Việt Nam, cứ 100 người bị bệnh về xương khớp có tới 20 người bị bệnh viêm đa khớp.

image3-1625577377.jpg

Viêm đa khớp là gì?

Viêm đa khớp là tình trạng bệnh tổng quát liên quan trực tiếp đến khớp. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, bất kỳ giới tính và độ tuổi nào. Tuy nhiên, bệnh thường tập trung nhiều nhất ở người trung niên cao tuổi, nữ giới mắc nhiều hơn nam giới.

image2-1625577377.jpg

Nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp

Các nguyên nhân dẫn tới viêm đa khớp có thể là: Viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp và các loại viêm khớp do virus khác gây ra như bệnh Chikungunya. Bệnh thường kéo dài âm ỉ trong một thời gian nhất định hay chuyển biến thành bệnh mãn tính kéo dài hơn 6 tuần.

Ngoài ra, bệnh viêm đa khớp có thể bắt nguồn từ:

  • Viêm khớp đối xứng: Viêm tự phát các loại, viêm khớp dạng thấp kinh niên, viêm khớp Juvenile, phản ứng thuốc hay bệnh Lupus ban đỏ.
  • Viêm khớp không đối xứng: Bệnh Gout, viêm khớp do vảy nến, viêm khớp phản ứng.
  • Nhiễm trùng virus: Các loại virus gây ảnh hưởng, virus viêm gan, quai bị, virus Ross River, sởi và HIV.
  • Các bệnh chuyển hóa: Đó có thể là các bệnh suy gan và suy thận, thống phong giả, bệnh Gout.
  • Thoái hóa cấu trúc: Có thể kể đến như thoái hóa khớp (do sụn xương bị hao mòn).
  • Bệnh nhiễm trùng: Bệnh Lyme, bệnh Well, bệnh lao và bệnh Whipple.
  • Bệnh viêm mạch máu: Viêm mạch hoặc viêm khớp tế bào.
  • Bệnh nội tiết.

Biến chứng của viêm đa khớp

Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh viêm đa khớp sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu nhanh chóng, từ đó sẽ đưa đến dính khớp, cứng khớp, teo cơ, thậm chí tàn phế. Nếu bị dính khớp, bệnh nhân sẽ bị co quắp vùng khớp, biến dạng tay hoặc chân và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài ra, viêm đa khớp còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận khác trong cơ thể như: hệ thần kinh, mắt, da, tim mạch, phổi, thận, loãng xương... Theo thống kê cho thấy, có khoảng 30% số người bị viêm khớp dạng thấp đồng thời mắc phải các vấn đề về tim mạch khác như: suy tim, xơ vữa động mạch... 

Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm đa khớp còn có biểu hiện bị tụ mỡ ở mặt và lưng, teo cơ, mỏng da, loãng xương, mệt mỏi do thiếu máu, lệ thuộc vào thuốc, tổn thương gan và thận,... do dùng nhiều thuốc có chứa corticoid. Theo một vài nghiên cứu, có tới 25% phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp khó thụ thai so với người bình thường. Nhiều trường hợp nặng, bệnh nhân còn rơi vào rối loạn tâm thần, trầm cảm do bệnh tật.

Việc phát hiện sớm các triệu chứng viêm đa khớp rất quan trọng đối với việc điều trị bệnh hiệu quả và lâu dài. Ngoài ra, bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị cùng những hướng dẫn của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất, tránh nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường.

Bệnh viêm đa khớp nên ăn gì?

Những người bị viêm đa khớp cần phải ăn uống lành mạnh, nếu được bạn nên học cách cân bằng giữa các nhóm thực phẩm như rau quả, ngũ cốc, thịt nạc và sữa ít béo. Một thực đơn cân bằng sẽ giúp bạn đáng kể trong việc nâng cao sức khỏe và hạn chế được tình trạng thiếu chất dinh dưỡng. Song song đó, một chế độ ăn uống cân bằng cũng được đánh giá là rất quan trọng để duy trì cân nặng, giúp giảm áp lực lên khớp của người bệnh. 

image4-1625577377.jpg

Nếu vẫn chưa biết người bị bệnh viêm đa khớp nên ăn gì, bạn hãy tham khảo phần thông tin dưới đây: 

  • Bệnh viêm đa khớp nên ăn nhiều rau tươi, trái cây và ngũ cốc.
  • Chọn các nguồn protein ít chất béo, như thịt gà, thịt nạc, cá và đậu là câu trả lời thích hợp với thắc mắc bệnh viêm đa khớp nên ăn gì. 
  • Các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo cũng rất cần được thêm vào thực đơn của người bệnh. 
  • Hạn chế thực phẩm giàu chất béo và muối.
  • Cá giàu acid béo hệ Omega-3 gồm: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống cũng là những loại thực phẩm bạn có thể thêm vào các bữa ăn. 
  • Bên cạnh các thực loại thực phẩm, Vitamin C và D có khả năng cải thiện bệnh viêm xương-khớp. Vitamin E có tác dụng giảm đau chống viêm. Vậy nên bạn có thể bổ sung các dưỡng chất này thông qua việc dùng các viên uống. 
  • Ăn nhiều bắp cải sẽ giống như cung cấp một chất bôi trơn, làm linh hoạt chuyển động các khớp. 
  • Bệnh viêm đa khớp nên ăn gì? Nếu bạn vẫn còn phân vân thì có thể chọn một thực phẩm khác là cà chua. Chúng rất tốt cho người bị thấp khớp nhờ hàm lượng lycopen và chất carotenoid chống oxy hóa. Nếu uống 1 cốc nước ép cà chua mỗi ngày sẽ giúp bảo vệ sụn. 
flexsa-kv-horizontal-1-1625577377.jpg

Nguồn tham khảo: https://flexsa.com.vn/

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh dại
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Tin mới

Sẽ xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng
Trong tờ trình dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành đánh giá Nghị định này đã hoàn thành nhiệm vụ kể từ khi được ban hành. Tuy nhiên, trước những thay đổi của thị trường, Nghị định 24/2012/NĐ-CP cũng cần thay đổi để phù hợp. Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Đào Xuân Tuấn cho biết, một trong những nội dung được đề xuất trong dự thảo sửa đổi là xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC và có thêm nhiều thương hiệu vàng khác.
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; trường hợp cần thiết có thể xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm đúng bản chất của hàng hóa, dịch vụ.