Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 30/08/2024 15:57 (GMT+7)

Vì sao hơn 120.000 bỏ nhập học dù đã trúng tuyển đại học?

Theo dõi GĐ&PL trên

Vì sao đậu đại học là niềm mơ ước của nhiều người nhưng 120.000 thí sinh này lại từ chối cơ hội này?

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, số thí sinh trúng tuyển đại học đợt 1 năm 2024 trên hệ thống là 673.586 em, tăng 58.116 thí sinh so với năm 2023.

Tuy nhiên, số thí sinh xác nhận nhập học là 551.479; chiếm 81,87% tổng số thí sinh trúng tuyển đợt 1. Như vậy, có đến 122.107 thí sinh dù trúng tuyển nhưng không nhập học đại học, chiếm 18,13%.

Trước con số thí sinh bỏ nhập học lớn như vậy, dư luận không khỏi băn khoăn, vì sao đậu đại học là niềm mơ ước của nhiều người nhưng 120.000 thí sinh này lại từ chối cơ hội này?

Vì sao hơn 120.000 bỏ nhập học dù đã trúng tuyển đại học? Ảnh 1
Hơn 120.000 từ chối nhập học dù đã trúng tuyển. Ảnh minh hoạ.

Hơn 120.000 từ chối học đại học là bình thường

Chia sẻ với VietNamNet, Thạc sĩ Phạm Thái Sơn - Giám đốc tuyển sinh, Trường Đại học Công Thương TPHCM nhìn nhận, hơn 120.000 thí sinh đã trúng tuyển từ chối học đại học là điều bình thường trong tuyển sinh.

Lý do là nhiều em đã đi du học, học nghề hay đi xuất khẩu lao động, đặc biệt thí sinh vùng Bắc Trung Bộ như Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa. Còn tại các tỉnh thành có điều kiện kinh tế tốt hơn như ở TPHCM, Long An hay Hà Nội... rất nhiều thí sinh đi du học hay chọn trường đại học quốc tế. Dù có lựa chọn khác nhưng các em vẫn đăng ký xét tuyển đại học như một "giải pháp chắc ăn”.

Cũng theo ông Sơn, hiện nay, kinh tế nhiều gia đình phát triển hơn. Vì vậy con em của những gia đình này có nhiều lựa chọn sau THPT, không nhất thiết phải học đại học trong nước.

Tương tự, Thạc sĩ Phùng Quán - Chuyên gia tuyển sinh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) cho rằng, thí sinh từ chối học đại học có thể vì những nguyên nhân như: Ở nhà lo việc gia đình; Do hoàn cảnh gia đình hay các em có lựa chọn khác như học nghề, học trung cấp, cao đẳng. Ngoài ra, cũng có một số em lựa chọn con đường đi du học hoặc chọn hình thức vừa học vừa làm ở nước ngoài...

Nếu thí sinh từ chối nhập học vì lý do tài chính, hãy liên hệ các trường Đại học

Chia sẻ với Đại Đoàn Kết, ThS. Phạm Thái Sơn - Giám đốc tuyển sinh (Trường ĐH Công thương TPHCM) cho rằng việc hơn 120.000 thí sinh đã trúng tuyển từ chối học ĐH là điều bình thường trong tuyển sinh, song ông cũng nhận định: Học phí cao là một trong những lý do khiến thí sinh trúng tuyển nhưng từ chối đến giảng đường. Bởi bên cạnh số thí sinh gia đình có điều kiện, số gia đình khó khăn về kinh tế hiện cũng rất nhiều. Học phí cao và chi phí cho cuộc sống của tân sinh viên hiện nay là một rào cản lớn.

Theo TS Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, có những thí sinh sau khi trúng tuyển mới tìm hiểu học phí các trường ĐH. Không chỉ học phí, sinh viên còn cần một khoản sinh hoạt phí để có thể theo học ĐH. Trong khi đó, chính sách cho sinh viên được vay vốn 4 triệu đồng/tháng lại chỉ thực hiện được sau khi thí sinh đã trở thành sinh viên của trường ĐH. Tuy nhiên, nếu không xác nhận nhập học vì lý do tài chính, thí sinh cần liên hệ trực tiếp các trường ĐH để tìm sự hỗ trợ. Hiện các trường ĐH có nhiều chương trình hỗ trợ tài chính với sinh viên khó khăn.

Cùng chuyên mục

Điểm mới về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới so với hiện nay, đặc biệt là về đề thi.
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Phân loại trình độ học sinh để tổ chức ôn tập phù hợp
Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh thi tốt nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, với 4 môn thi, gồm 2 môn thi bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12. Việc Bộ Giáo dục và đào tạo công bố Đề thi tham khảo năm nay sớm hơn gần 5 tháng đã giúp nhà trường, giáo viên, học sinh Nghệ An chủ động trong quá trình dạy học và ôn tập.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.