Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 23/05/2022 14:50 (GMT+7)

Trộm cắp tài sản ở nơi công cộng: Không thể xem nhẹ!

Theo dõi GĐ&PL trên

Có thể nói, việc giữ gìn, bảo vệ tài sản công ở nước ta hiện nay chưa được coi trọng đúng mức, xử lý triệt để hành vi vi phạm, một số nơi còn buông lỏng, xem nhẹ.

Việc bảo quản tài sản công cộng nhiều địa phương chủ yếu là giao cho cơ quan chức năng hoặc chính quyền cơ sở mà chưa có sự chung tay, vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhất là người dân địa phương.

Mặc dù, phần lớn vụ việc mất cắp các tài sản công cộng, số lượng và giá trị tài sản bị mất không lớn, thậm chí "lắt nhắt", không đáng kể nhưng hậu quả mà hành vi này gây ra có thể sẽ rất lớn, rất nguy hiểm cho xã hội. Rất nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, thương tâm xảy ra là do hệ thống biển báo, chỉ dẫn hoặc thiết bị, hệ thống đảm bảo an toàn bị mất cắp, lấy trộm. Do đó, nếu hành vi này không bị điều tra, xử lý nghiêm minh sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm, nhờn luật, coi thường pháp luật. 

Vì vậy, trước hết các cơ quan chức năng cần tăng cường mọi biện pháp có thể để giữ gìn, bảo quản tài sản công cộng nghiêm ngặt, chặt chẽ, hiệu quả hơn. Đồng thời, phải tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong việc chung tay cùng cơ quan chức năng bảo vệ tài sản công. Theo đó, khi phát hiện các hành vi trộm cắp, phá hoại tài sản công cần kịp thời ngăn chặn, kiên quyết đấu tranh bảo vệ tài sản của Nhà nước và trình báo ngay với cơ quan chức năng để xác minh, xử lý.

Tuyệt đối không nên xem nhẹ và coi đó là trách nhiệm chỉ riêng của chính quyền địa phương hoặc của cơ quan chức năng mà phải xem đó là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi người dân. Bởi hành vi lấy cắp tài sản công cộng liên quan trực tiếp, ảnh hưởng đến quyền lợi, sự an toàn của mọi người dân, sự phát triển của đất nước.

Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền cần xem xét bổ sung các chế tài nghiêm khắc hơn, tăng nặng hơn để xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi phá hoại, trộm cắp tài sản công cộng, nhất là xâm phạm đến các công trình giao thông, an toàn hệ thống lưới điện, hệ thống thông tin quốc gia... Bên cạnh đó, phải vào cuộc điều tra, truy tìm và xử lý nghiêm khắc đối với những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm. Bởi đây không chỉ là trộm cắp tài sản đơn thuần mà còn là hành vi nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người khác, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Thạc sĩ PHẠM VĂN CHUNG

Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum

Cùng chuyên mục

Quyền của người cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, theo đó bên có nghĩa vụ giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Nhận tội thay cho người khác phạm tội gì?
Theo Luật sư, hành vi nhận tội thay cho người khác có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Che giấu tội phạm", tội "Cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối" hoặc tội "Không tố giác tội phạm" nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành các tội phạm này.
Một số vấn đề pháp lý vụ trẻ tử vong trên đưa đón học sinh
Việc đưa đón học sinh mầm non, tiểu học là một quá trình đòi hỏi phải có quy tắc đảm bảo an toàn, người thực hiện việc đưa đón phải là những người có trình độ, kĩ năng chuyên môn tốt, có trách nhiệm.  Chỉ cần thiếu trách nhiệm trong việc xây dựng quy trình tổ chức thực hiện việc đưa đón học sinh hoặc người được giao quản lý việc đưa đón học sinh thiếu trách nhiệm, không tuân thủ quy trình là có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Cần đảm bảo tính răn đe trong xử lý các hành vi xâm phạm, mua bán thông tin cá nhân
Theo Luật sư, các quy định về hình thức xử phạt đối với những hành vi xâm phạm thông tin cá nhân hiện nay có thể chưa đảm bảo tính răn đe. Trong khi hậu quả từ hành vi xâm phạm quyền riêng tư có thể rất nghiêm trọng, gây tổn hại tới danh dự, nhân phẩm, an toàn và cả tính mạng của không chỉ một mà có thể là nhiều nạn nhân. Do đó, cần xử lý nặng, tăng mức phạt đối với các hành vi mua bán thông tin cá nhân.
Một số rủi ro khi mua bán, chuyển nhượng nhà đất thông qua hình thức ‘Hợp đồng ủy quyền’
Có thể nói, hiện nay việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản như quyền sử dụng đất, nhà ở được thực hiện thông qua hình thức “Hợp đồng ủy quyền” là tương đối phổ biến. Nội dung này có mục đích hợp pháp hóa các giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất mà các bên chủ thể chưa đủ điều kiện hoặc vì một lý do nào đó mà không làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã ký kết một hợp đồng ủy quyền, giao cho bên nhận ủy quyền được toàn quyền đoạt tài sản.

Tin mới

Phú Thọ tạm dừng, hoãn, lùi các hoạt động vui chơi giải trí công cộng tại Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ
Thực hiện Thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtay Siphandone, tỉnh Phú Thọ tạm dừng, hoãn, lùi tổ chức các chương trình nghệ thuật, hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trên địa bàn tỉnh trong 2 ngày 04-05/4 (tức 07-08/3 âm lịch).
Cư dân Vinhomes: “Mở cửa bước vào nhà đã thấy ấm êm, hạnh phúc”
“Chỉ cần mở cửa bước vào là đã thấy ấm êm, hạnh phúc”, “mua một ngôi nhà thì dễ, mua một không gian sống như Vinhomes mới khó”, “từ các anh bảo vệ cho tới các chị lao công, ai cũng gần gũi như thể người nhà”… những cảm xúc bình dị cho tới niềm hạnh phúc trước đây chưa từng trải nghiệm là chất men khiến mỗi cư dân Vinhomes thêm yêu nơi mình sống hơn mỗi ngày.