Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 23/11/2022 16:25 (GMT+7)

Khác biệt giữa trẻ ăn đồ ngọt và không ăn đồ ngọt, không chỉ là sức khỏe mà còn ảnh hưởng tâm lý

Theo dõi GĐ&PL trên

Sự khác biệt giữa những đứa trẻ được ăn đường và những đứa trẻ không được ăn đường khi còn nhỏ là không

Khác biệt giữa trẻ ăn đồ ngọt và không ăn đồ ngọt, không chỉ là sức khỏe mà còn ảnh hưởng tâm lý - 1

Các nghiên cứu gần đây đã đưa ra cảnh báo rằng, một đứa trẻ 10 tuổi đang tiêu thụ lượng đường gấp 1,8 lần so với bình thường, trong đó các loại bánh kẹo ngọt chứa lượng đường lớn.

Đường là một chất cần thiết cho cơ thể chúng ta, nó giúp chuyển hóa năng lượng. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều đường có thể dẫn đến việc dư thừa calo, gây nên thừa cân béo phì và một số vấn đề về sức khỏe khác ở trẻ em.

Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, đối với trẻ nhỏ bố mẹ nên chú ý khi lựa chọn thực phẩm cho con, đặc biệt cẩn trọng với các loại bánh, đồ ngọt chứa nhiều đường.

Khác biệt giữa trẻ ăn đồ ngọt và không ăn đồ ngọt, không chỉ là sức khỏe mà còn ảnh hưởng tâm lý - 2

Sự khác biệt giữa trẻ ăn đường nhiều đường và trẻ không ăn

Về mối quan hệ cha mẹ và con cái, có một khoảng cách lớn

Hầu hết chúng ta đều không nghĩ đến việc trẻ thích ăn nhiều đồ ngọt sẽ có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ bố mẹ và con cái.

Tuy nhiên, đứng trên góc độ tâm lý, giáo sư Li Meijin (Chuyên gia tâm lý nổi tiếng của Trung Quốc) cho rằng, nhiều đứa trẻ rất thích, thậm chí nghiện đồ ngọt trong khi đó bố mẹ lại không cho phép con được ăn thỏa thích, trẻ không được đáp ứng nhu cầu dễ nổi nóng, cáu gắt, khiến trẻ cảm thấy bất an.

Tác động tâm lý

Về mặt tâm lý, nếu chúng ta không thể có được thứ gì đó, khi có điều kiện chúng ta sẽ muốn được bù đắp gấp đôi. Những đứa trẻ bị bố mẹ cấm ăn kẹo sẽ thèm ăn kẹo hơn những đứa trẻ được cho kẹo.

Khác biệt giữa trẻ ăn đồ ngọt và không ăn đồ ngọt, không chỉ là sức khỏe mà còn ảnh hưởng tâm lý - 3
Hầu hết trẻ nhỏ đều thích đồ ngọt như bánh, kẹo.

Ví dụ, khi nhiều người có nền tảng tài chính, họ bắt đầu ăn nhiều đồ ngọt. Mua cho mình hàng loạt loại bánh kẹo để bù đắp cho sự thiếu hụt khi còn nhỏ.

Ngược lại, những đứa trẻ bình thường có thể ăn kẹo sẽ không có ham muốn ăn kẹo mạnh mẽ như vậy khi lớn lên và nhu cầu về đồ ngọt cũng sẽ hợp lý hơn.

Tăng nguy cơ béo phì, ảnh hưởng khác đến sức khỏe

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, ăn nhiều đột ngọt cụ thể là bánh, kẹo dễ làm tăng cân, nếu trẻ ăn kẹo từ nhỏ không biết cách kiểm soát khi lớn lên sẽ có nguy cơ tăng cân cao hơn những trẻ khác. Dễ thừa cân hơn, thậm chí còn mắc một số biến chứng sau này như cao huyết áp, mỡ máu cao.

Ở trẻ khỏe mạnh khi tiêu thụ quá nhiều, thậm chí không nhiều ở trẻ nhạy cảm (kể cả đường từ nước trái cây) cũng có thể dẫn đến các biểu hiện tiêu hóa như tiêu chảy mạn, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, chậm lớn.

Đường tăng cảm giác no, làm hạn chế lượng thức ăn và sữa ăn vào, từ đó làm giảm số lượng, chất lượng của khẩu phần ăn; canxi, sắt, vitamin không đủ so với nhu cầu, gây chậm lớn, thiếu vi chất dinh dưỡng.

Khi trẻ tiêu thụ đường tự do ở dạng nước sẽ không tăng cảm giác no so với lượng đường tương đương ở dạng rắn. Chính vì vậy khi trẻ dùng đường tự do ở dạng lỏng dễ dẫn đến tình trạng ăn uống và nạp quá nhiều năng lượng so với dùng dạng rắn.

Nếu trẻ sử dụng lượng đường >20% tổng năng lượng cần thiết sẽ có nguy cơ tăng cholesterol và triglycerid máu, ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose và đáp ứng insulin của cơ thể.

Khác biệt giữa trẻ ăn đồ ngọt và không ăn đồ ngọt, không chỉ là sức khỏe mà còn ảnh hưởng tâm lý - 4
Trẻ ăn nhiều đồ ngọt có thể tăng nguy cơ béo phì, ảnh hưởng khác đến sức khỏe.
Khác biệt giữa trẻ ăn đồ ngọt và không ăn đồ ngọt, không chỉ là sức khỏe mà còn ảnh hưởng tâm lý - 5

Vậy bố mẹ nên làm gì nếu cho con ăn quá nhiều đồ ngọt và lượng ăn bao nhiêu?

Nếu như trẻ quá chuộng đồ ngọt, bố mẹ hãy khéo léo áp dụng các mẹo sau để giới hạn thói quen này của con.

Khác biệt giữa trẻ ăn đồ ngọt và không ăn đồ ngọt, không chỉ là sức khỏe mà còn ảnh hưởng tâm lý - 6

Kiểm soát lượng đường của trẻ và thay thế bằng trái cây

Bản chất của trẻ là thích đường, nhưng bố mẹ nên kiểm soát lượng đường mà con mình ăn. Không thể chủ động mua kẹo cho con nhưng khi con muốn ăn kẹo, hãy cho con ăn một cách hợp lý.

Ngoài ra, có thể dùng trái cây thay đường. Trái cây tươi và nước trái cây mới vắt cũng chứa rất nhiều đường và vitamin cần thiết, và những thực phẩm ngọt này có thể làm giảm ham muốn ăn đường của trẻ.

Đồ ăn vặt đa dạng

Bố mẹ có thể chuẩn bị thêm cho con những món ăn vặt lành mạnh, khi trẻ có nhiều sự lựa chọn ăn vặt, cảm giác thèm ăn đường của trẻ sẽ bớt dữ dội hơn. Đừng đặt một món ăn nhẹ ở nơi trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy mà hãy cho thêm nhiều loại hạt và đồ ăn nhẹ để trẻ có sự lựa chọn, điều này có thể làm giảm sự cám dỗ của kẹo, bánh đối với trẻ.

Nhiều bậc bố mẹ sẽ cấm con ăn đường vì sức khỏe của con, nhưng cấm hoàn toàn con ăn đường không phải là điều tốt cho sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ. Tất nhiên, mỗi gia đình đều có cách giáo dục con cái khác nhau.

Khác biệt giữa trẻ ăn đồ ngọt và không ăn đồ ngọt, không chỉ là sức khỏe mà còn ảnh hưởng tâm lý - 7

Tuy nhiên, cái gì cũng không nên thực hiện quá nhiều, nhất là việc cho trẻ ăn kẹo, chuyên gia cho rằng nên cho trẻ ăn kẹo đúng cách thay vì cấm đoán. Bởi vì, ở góc độ khác đồ ngọt không chỉ mang lại cho trẻ cảm giác ngon miệng về vị giác mà còn mang lại cảm giác thỏa mãn về mặt tâm lý.

Tránh để đường hay đồ ngọt ở những nơi trẻ dễ thấy

Hầu như tất cả trẻ em đều thích tìm kiếm những đồ ngọt hấp dẫn. Đầu tiên là trẻ bị quyến rũ bởi những lọ kẹo, đường và tất cả các loại đồ ngọt (thậm chí cả nước trái cây) ở bất cứ đâu mình thấy.

Tuy nhiên, cho trẻ sớm tiếp xúc với đồ ngọt và ăn đồ ngọt quá nhiều có thể nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Vì thế mẹ nên thay thế cho trẻ ăn những loại trái cây và rau quả tự nhiên sẽ lành mạnh hơn. Tuyệt đối không nên để bánh kẹo sẵn trong nhà và để đường ở những nơi trẻ dễ dàng thấy và lấy tay với được.

Tập cho con thói quen lành mạnh

Trẻ em và hầu hết các trẻ nhỏ khác thường sẽ ăn mỗi món một ít. Vì thế trẻ có thể bị đói thường xuyên và thích ăn những bữa ăn qua loa trong suốt cả ngày.

Do đó, khi trẻ đói, mẹ có thể cho trẻ ăn một bông cải xanh luộc hoặc một vài loại hoa quả tươi ngon nào đó. Điều này giúp vị giác của trẻ thêm một cơ hội đánh giá hương vị của nhiều loại thực phẩm hơn.

Mẹ có thể tập cho trẻ kết thân với các loại trà thảo dược như cam thảo, nước trái cây mà tránh các đồ uống ngọt, đặc biệt là soda. Đồng thời, nên khéo léo chống lại sự cám dỗ hoặc thường xuyên xoa dịu cơn nóng nảy của trẻ khi muốn ăn đường hoặc đồ ngọt.

Ban đầu trẻ có thể từ chối không ăn, nhưng hãy cố gắng chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau hoặc cho thêm gia vị để kích thích sự thèm ăn của trẻ.

Khác biệt giữa trẻ ăn đồ ngọt và không ăn đồ ngọt, không chỉ là sức khỏe mà còn ảnh hưởng tâm lý - 8
Mẹ nên thay thế cho trẻ ăn những loại trái cây và rau quả tự nhiên sẽ lành mạnh hơn.

Cùng chuyên mục

Tin mới

6 thương hiệu chủ chốt của Vingroup được vinh danh trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024
Ngày 6/9/2024, công ty định giá thương hiệu uy tín toàn cầu Brand Finance công bố báo cáo về 100 thương hiệu giá trị nhất và mạnh nhất Việt Nam năm 2024. Trong đó, lần đầu tiên 6 thương hiệu chủ chốt thuộc hệ sinh thái Vingroup gồm Vinhomes, Vinpearl, Vincom Retail, VinFast, Vinschool, Vinmec đồng loạt được vinh danh trong Top 100, khẳng định sức mạnh và sự phát triển không ngừng của Tập đoàn đa ngành hàng đầu khu vực.
Vincom Plaza Imperia Hải Phòng tái xuất với trải nghiệm phong cách mua sắm hoàn toàn mới
Dịp lễ Quốc khánh vừa qua, “phượng hoàng đất Cảng” Vincom Plaza Imperia - biểu tượng thương mại nơi trung tâm thành phố đã chính thức tái xuất và nhanh chóng trở thành tâm điểm mua sắm, vui chơi giải trí của du khách và người dân Hải Phòng, nhất là khi có sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu mới và chuỗi sự kiện chào mừng sôi động.
Khối tài sản của đại gia Lê Hồng Minh, CEO kì lân công nghệ VNG
Trong phiên giao dịch 6/9, cổ phiếu VNZ của CTCP VNG do đại gia Lê Hồng Minh giữ vị trí Tổng giám đốc đã có thời điểm giảm kịch sàn trước khi phục hồi trở lại vào cuối phiên. Với đà giảm của cổ phiếu VNZ thời gian gần đây, khối tài sản của Tổng giám đốc Lê Hồng Minh cũng đã giảm mạnh so với mức đỉnh.