Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 10/04/2025 07:47 (GMT+7)

Bố mẹ thường xuyên nói 5 câu, con cái sẽ có khí chất vương giả, ai cũng nể phục

Theo dõi GĐ&PL trên

Lời nói từ bố mẹ có thể giúp trẻ nuôi dưỡng nội tâm vững chắc, hành vi và phong thái tích cực để biết tự bảo vệ mình.

Cô bé A Hinh (sống cùng bố mẹ tại Thiểm Tây, Trung Quốc), cầm gấu váy đi theo mấy đứa trẻ khác và hỏi: "Các bạn có thể chơi với mình không?" Cậu bé dẫn đầu thậm chí còn không ngoảnh đầu lại mà nói: "Chúng tớ đủ người rồi!" Nhưng cô bé vẫn không bỏ cuộc và tiếp tục hỏi. Cô lại bị từ chối và đứng đó ngơ ngác với đôi mắt đỏ hoe... Người mẹ vội chạy đến an ủi, nhưng cô bé bỗng bật khóc to.

Thực tế, nếu quan sát chúng ta dễ dàng nhận thấy tình huống này diễn ra hàng ngày khi những đứa trẻ chơi với nhau? Bố mẹ luôn dạy con mình phải "chia sẻ" và "thân thiện", nhưng chưa cho trẻ biết rằng "tình bạn cầu xin" cũng giống như kẹo đi mượn, ngọt ngào chốc lát nhưng không thể lưu giữ trong tim.

Điều kiện tiên quyết để được người khác tôn trọng là trước tiên trẻ biết cách tôn trọng cảm xúc của chính mình. Vì vậy, nuôi dạy trẻ có nội tâm vững chắc, hành vi và phong thái tích cực để biết tự bảo vệ mình, hay chọn bạn, các mối quan hệ phù hợp là điều nên làm. Có 5 câu bố mẹ nên thường xuyên nói, nhằm dạy con hiểu rõ về điều này.

Bố mẹ thường xuyên nói 5 câu, con cái sẽ có khí chất vương giả, ai cũng nể phục - 1
Bố mẹ thường xuyên nói 5 câu, con cái sẽ có khí chất vương giả, ai cũng nể phục - 2

"Con tốt với bạn là điều nên làm, nhưng cần đặt đúng chỗ"

Lòng tốt cũng cần có ranh giới. Bởi nếu trẻ không biết đặt giới hạn cho lòng tốt của mình, dễ dàng trở thành nạn nhân của sự lợi dụng. Bố mẹ cần giúp trẻ hiểu rằng việc giúp đỡ người khác là điều tuyệt vời, nhưng cần phải có sự cân bằng và nhận thức rõ ràng về tình huống.

Vì vậy, hãy điều này với trẻ càng sớm thì càng tốt. Hãy cho con hiểu rằng nỗ lực quá mức mà nhưng không được thấu hiểu sẽ khiến bản thân trở thành một công cụ vụ lợi.

Ví dụ, trường hợp trẻ cho bạn cùng lớp mượn cục tẩy, nhưng bạn không bao giờ trả lại, hãy dạy con cách quan sát và phân tích tình huống xung quanh.

Bố mẹ thường xuyên nói 5 câu, con cái sẽ có khí chất vương giả, ai cũng nể phục - 3

Hãy giúp trẻ nhận ra rằng lòng tốt không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc phải đáp ứng mọi yêu cầu. Trẻ phải biết chọn lọc những ai xứng đáng nhận được sự giúp đỡ của mình. Dạy con rằng, đôi khi, từ chối giúp đỡ cũng là một hình thức bảo vệ bản thân và duy trì sự tôn trọng cho chính mình.

Hãy khuyến khích trẻ phát triển cái nhìn sâu sắc về các mối quan hệ, để hiểu rằng sự giúp đỡ chỉ nên dành cho những người trân trọng và biết ơn. Về lâu dài, trẻ học được cách trở thành người bạn tốt, phát triển sự tự tin và khả năng tự bảo vệ mình.

Bố mẹ thường xuyên nói 5 câu, con cái sẽ có khí chất vương giả, ai cũng nể phục - 4

"Đôi khi, mất mát có thể mang lại cho con nhiều hơn"

Khi bố mẹ nói, "Đôi khi, mất mát thực sự có thể mang lại cho con nhiều hơn" nhấn mạnh rằng trải nghiệm khó khăn, như việc không còn chơi cùng bạn bè, có thể mở ra những cơ hội và bài học quý giá cho trẻ.

Mất mát không nhất thiết phải là thất bại, có thể là một bước ngoặt giúp trẻ hiểu rõ hơn về giá trị của tình bạn và những gì thực sự quan trọng trong các mối quan hệ.

Bố mẹ thường xuyên nói 5 câu, con cái sẽ có khí chất vương giả, ai cũng nể phục - 5

Người bạn tốt sẽ biết chia sẻ và cùng nhau phát triển, không phải là người ganh đua hay ghen tỵ. Khi trẻ nhận ra rằng không phải mọi mối quan hệ đều bền vững và rằng một số người bạn có thể không còn phù hợp với mình, sẽ học được rằng tình bạn thật sự dựa trên sự hỗ trợ và tôn trọng lẫn nhau.

Khi trẻ học cách đối mặt với cảm xúc tiêu cực và tìm kiếm giải pháp, sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Bố mẹ khuyến khích trẻ suy nghĩ về những điều đã học được từ trải nghiệm này, là cách giao tiếp tốt hơn, ìm kiếm những người bạn tích cực cùng nhau phát triển sở thích và kỹ năng mới.

Bố mẹ thường xuyên nói 5 câu, con cái sẽ có khí chất vương giả, ai cũng nể phục - 6

"Con có thể nói "không" nếu không muốn"

Câu này truyền tải cảm giác an toàn: Quyền từ chối và sự tự tin sẽ được chấp nhận. Việc dạy trẻ hiểu rằng bản thân có quyền từ chối rất quan trọng trong việc xây dựng nền tảng cho sự phát triển tâm lý khỏe mạnh.

Nghiên cứu cho thấy, trẻ em từ 7-9 tuổi có thể nói rõ ràng "Bây giờ mình không thể giúp cậu được" đạt điểm "đáng tin cậy" cao hơn 28% khi được bạn bè đánh giá. Điều này cho thấy rằng, khi trẻ có khả năng bày tỏ ranh giới một cách rõ ràng, sẽ nhận được tôn trọng hơn, cũng như xây dựng những mối quan hệ lành mạnh và bền vững. Sự tin tưởng đến từ việc trẻ biết nói "không" một cách khéo léo và rõ ràng.

Bố mẹ thường xuyên nói 5 câu, con cái sẽ có khí chất vương giả, ai cũng nể phục - 7

Trẻ học cách nói "không" và dũng cảm từ chối những yêu cầu vô lý, mang lại sức mạnh và cho phép người khác lắng nghe tiếng nói bên trong của trẻ. Điều này không chỉ là từ chối một yêu cầu nào đó, mà còn là việc khẳng định giá trị bản thân, vị trí của mình trong mối quan hệ.

Hãy tưởng tượng trẻ đứng vững trước những áp lực từ bạn bè, nói rằng "Mình không muốn làm điều đó." Hành động đó tạo ra sự tôn trọng từ bạn bè, bản thân trẻ cảm thấy tự tin hơn về quyết định của mình.

Bố mẹ thường xuyên nói 5 câu, con cái sẽ có khí chất vương giả, ai cũng nể phục - 8

"Nếu đó là món đồ của con, con được phép quyết định cho đi hay giữ lại"

Nhiều người lớn thường nói: “Con nên nhường em trai đi” hoặc “Sẽ vui hơn nếu hai đứa chơi cùng nhau”. Nhưng nếu nói những từ này quá nhiều, trẻ sẽ có cảm giác "cảm xúc của tôi không quan trọng".

Trong tâm lý học, có một khái niệm gọi là "tự chủ về mặt cảm xúc". Trẻ em giống như một cây non, càng được phép tự do thể hiện "Con tức giận", "Con cảm thấy bị oan", "Con không muốn chấp nhận" thì gốc rễ sẽ càng sâu.

Bố mẹ thường xuyên nói 5 câu, con cái sẽ có khí chất vương giả, ai cũng nể phục - 9

Trước 10 tuổi là giai đoạn quan trọng để hình thành tính tự chủ về mặt cảm xúc. Khi bố mje ưu tiên giúp trẻ nhận diện và hiểu được cảm xúc thực sự của mình, thay vì kìm nén bằng các chuẩn mực đạo đức (buông xuôi theo người khác), trẻ sẽ có thể thiết lập được bản ngã ổn định bên trong.

Lần tới khi trẻ nói "Bóng đã bị lấy mất rồi, nhưng con không dám đòi lại", đừng vội dạy con cách khiêm nhường. Hãy thử nói "Đó là món đồ của con, con được phép quyết định cho đi hay giữ lại".

Bố mẹ thường xuyên nói 5 câu, con cái sẽ có khí chất vương giả, ai cũng nể phục - 10

"Hãy là chính mình, không cần tất cả mọi người đều thích con"

Câu này giúp trẻ vượt qua nỗi lo lắng khi được công nhận và nâng cao sự tự tin.

Trẻ em hiểu sự vật thông qua hình dạng (ngoại hình) của các đồ vật cụ thể. Sử dụng so sánh cụ thể thay vì thuyết giảng trừu tượng giúp trẻ hiểu rằng bạn bè là để lựa chọn chứ không phải để tâng bốc, từ đó phá vỡ nỗi ám ảnh “muốn được mọi người công nhận”.

Một người mẹ kể rằng, con trai chị buồn vì vài người bạn không muốn chơi cùng. Lúc này, chị chỉ vào một cái cây lớn bên đường và nói, “Nhìn này, một số người thích tận hưởng sự mát mẻ dưới bóng mát của cây, trong khi những người khác lại thấy lá rụng thật khó chịu, nhưng cây có cần phải làm hài lòng ai không?”

Bố mẹ thường xuyên nói 5 câu, con cái sẽ có khí chất vương giả, ai cũng nể phục - 11

Khi nuôi dạy đứa trẻ, không cần phải dạy con trở thành một chiếc đèn thủy tinh đa năng, mà là trở thành ngọn núi xanh nhỏ có từ trường riêng.

Câu chuyện này chứa đựng một thông điệp sâu sắc: Mỗi người đều có giá trị riêng và không cần phải thay đổi bản thân để làm hài lòng tất cả.

Cùng chuyên mục

Bố mẹ nên làm gì khi mất kết nối với con cái?
Việc mất kết nối giữa bố mẹ và con cái không phải là một hiện tượng lạ, nhưng nếu không nhận diện và xử lý đúng cách, điều này có thể để lại những vết nứt khó hàn gắn trong mối quan hệ gia đình.

Tin mới