Bố mẹ giàu có về già, tài sản để lại cho con không phải nhà cửa hay tiền bạc, mà là 5 thói quen
Ngay từ giai đoạn thơ ấu, bố mẹ nên chú tâm truyền đạt cho trẻ những điều sau, đây là hành trang quan trọng theo trẻ đến suốt cuộc đời.
Có câu nói "Bố mẹ là người thầy tốt nhất của con cái". Thật sự, điều này đúng vì sau khi sinh ra, trẻ tiếp xúc trực tiếp với bố mẹ, từ đó học hỏi và bắt chước hành vi hàng ngày của bố mẹ. Vậy nên, chúng ta đều biết rằng, giáo dục gia đình là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển lành mạnh của trẻ em.
Gia đình là nơi mà trẻ em nhận được giáo dục đầu tiên và đó cũng là lớp học đầu tiên trong cuộc đời. Bố mẹ là những người thầy đầu tiên của con cái, người truyền đạt kiến thức và giáo dục ban đầu.
Đồng thời, bố mẹ là cầu nối đầu tiên giữa con cái và xã hội, và giáo dục gia đình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển nhân cách, phẩm chất và sự phát triển lành mạnh của trẻ.
Các chuyên gia khuyên rằng, khi giáo dục con cái, bố mẹ cần kết hợp dạy bằng lời, hình mẫu tốt và môi trường sống tích cực. Ngay từ giai đoạn thơ ấu, bố mẹ nên chú tâm truyền đạt cho trẻ những điều sau, đây là hành trang quan trọng theo trẻ đến suốt cuộc đời.
Thích đọc và nghiên cứu điều mới
Xã hội hiện đại là xã hội học tập, tri thức tăng trưởng với tốc độ 10% mỗi năm. Bất kỳ ai cũng phải không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức để đạt được sự tiến bộ cá nhân và đột phá đẳng cấp. Do đó, nế đứa trẻ không chịu học hỏi, sẽ khó phát triển và sẽ tạo ra sự khác biệt.
Lý do tại sao Buffett trở thành một bậc thành trong lĩnh vực chứng khoán và đầu tư chính là vì ông đã kiên trì học hỏi và đọc sách suốt đời. Buffett thức dậy đúng giờ mỗi ngày và dành nhiều thời gian để đọc các loại tin tức, báo cáo tài chính và sách.
Trong phòng làm việc của ông không có máy tính hay điện thoại thông minh, chỉ có sách trên giá phía sau và một bàn báo trải dài, ông ngồi đó hàng ngày để đọc và học. Cho đến hiện tại, sau khi đạt được thành công lớn, Buffett vẫn là hình mẫu lý tưởng cho nhiều thế hệ noi theo.
Từ câu chuyện trên chúng ta có thể thấy, cho trẻ đọc và học không phải để đối phó với các kỳ thi, mà để trẻ hình thành thói quen tốt là kiên trì và học tập suốt đời, để tăng thêm nhiều khả năng thành công cho cuộc sống tương lai của trẻ.
Khi trẻ thích đọc, được tiếp cận với kiến thức, ý tưởng và trải nghiệm mới. Điều này giúp mở rộng tầm hiểu biết của trẻ, phát triển khả năng tư duy, sáng tạo và logic. Đồng thời, khơi dậy trí tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ. Nó cũng giúp trẻ mở rộng tầm nhìn, khám phá thế giới xung quanh và tạo ra những ý tưởng mới.
Học tập và đọc sách suốt đời là phương pháp tuyệt vời giúp trẻ mở rộng kiến thức, mở mang tầm nhìn và phát triển nhân cách, với mức đầu tư tối thiểu. Kết quả và thành tựu cuối cùng có thể vượt xa những gì ta có thể tưởng tượng.
Giáo dục nhân cách tốt
Hiện nay nhiều người đã nhận ra rằng, điểm số và trình độ học vấn chỉ quyết định điểm xuất phát của một người, sự thành công của họ phụ thuộc nhiều hơn vào quá trình giáo dục và hình thành nhân cách.
Thậm chí nếu một người có ngoại hình ưa nhìn và thu hút, nhưng nếu thiếu học thức, anh ta sẽ trở nên vô giá trị. Gần đây, trên mạng xã hội chia sẻ câu chuyện, một nữ sinh vừa tốt nghiệp đại học được tuyển vào tập đoàn lớn với mức lương cao mà nhiều người mơ ước. Cô ấy rất thông minh và có năng lực, nhưng cuối cùng cô ấy không được giữ lại sau quá trình đánh giá.
Lý do rất đơn giản, nhiều đồng nghiệp đã phàn nàn về việc cô ấy thường xuyên bắt nạt người làm việc quét dọn trong công ty. Cô ấy yêu cầu nhân viên cấp dưới quét dọn cho cô, giúp cô rửa chén và dọn dẹp bàn làm việc. Mặc dù cô gái này có năng lực, nhưng với tính cách đó, không đồng nghiệp nào muốn tiếp tục làm việc cùng cô.
Đứng ở góc độ giáo dục gia đình, một chuyên gia cho biết, thực tế điều quý giá nhất mà bố mẹ có thể để lại cho con cái không phải là tài sản, xe hơi hay giấy chứng nhận bất động sản, mà là sự giáo dục tính cách tốt và kỹ năng giao tiếp xã hội.
Những đứa trẻ có kỹ năng cư xử tốt sẽ dễ xây dựng mối quan hệ tốt, tạo mối liên kết, tôn trọng và chia sẻ với bạn bè, gia đình và cộng đồng xung quanh. Đồng thời, trẻ dễ dàng hợp tác, chia sẻ, thương lượng và giải quyết xung đột. Từ đó, giúp trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động xã hội và hòa nhập vào nhóm.
Tính cách hòa đồng với mọi người
Nhiều phụ huynh mắc phải một sai lầm cho rằng con học giỏi là xuất sắc, học ở trường danh tiếng là thành công. Thực tế, điểm số quan trọng, nhưng không phải là yếu tố duy nhất, vì xã hội mới là thước đo cuối cùng để đánh giá một con người.
Cuối cùng, mỗi đứa trẻ sẽ phải rời xa bố mẹ và nhập xã hội, gặp gỡ nhiều kiểu người khác nhau và đối mặt với thực tế xã hội.
Để giúp trẻ phát triển tốt hơn, thay vì tập trung vào điểm số, bố mẹ nên tạo cho con nền tảng gia đình vững chắc, kiến thức và các kỹ năng xã hội cần thiết. Khi trưởng thành, trẻ đối mặt với khó khăn sẽ có thể tự giải quyết vấn đề tốt.
Trong cuốn sách "7 bài học để xây dựng một gia đình hạnh phúc và đáng tự hào", nếu bố mẹ thật sự yêu thương con, nên dạy cho con tính cách hòa đồng, khả năng hòa nhập với mọi người, để trẻ dễ dàng kết nối các mối quan hệ lành mạnh.
Khả năng tự bảo vệ bản thân
Các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ không chỉ cần dạy con thông minh và thành đạt, mà cần dạy con cách tự bảo vệ bản thân. Thế giới này tồn tại quá nhiều mặt tối và sự xấu xa, và khi con trưởng thành, bố mẹ không thể luôn ở bên bảo vệ.
Vì vậy, việc dạy trẻ tự bảo vệ bản thân là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Các chuyên gia cho biết, có những điểm sau đây bố mẹ nên trang bị cho con ngay từ khi còn nhỏ.
Dạy trẻ hiểu an toàn cá nhân luôn là ưu tiên hàng đầu
Bố mẹ nên dạy cho trẻ hiểu nn toàn cá nhân nên được ưu tiên hàng đầu, quan trọng hơn so với học vấn, của cải, địa vị và tình yêu. Vì an toàn cá nhân liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của trẻ.
Trong những tình huống khẩn cấp, điều quan trọng là dạy trẻ sẵn lòng hy sinh những vật phẩm vật chất và tập trung vào việc bảo vệ tính mạng của bản thân.
Giao tiếp lịch thiệp, không công kích người khác
Bố mẹ nên dạy trẻ cách tránh các tình huống xung đột và mâu thuẫn, bất kể thời gian và địa điểm nào. Đồng thời, cách diễn đạt một cách lịch thiệp trong giao tiếp, không được phép nói xấu hay sử dụng những từ ngữ xúc phạm người khác.
Trong tâm hồn mỗi người, có một điểm nhạy cảm không thể dự đoán được. Đôi khi, chỉ một câu nói đơn giản cũng có thể kích phát điểm nhạy cảm này, dẫn đến hành động không lường trước..
Cảnh giác với người lạ
Bố mẹ hãy dạy trẻ luôn tỉnh táo và thận trọng với những người lạ, tránh nhận bất cứ thứ gì từ người lạ, đồng thời duy trì khoảng cách an toàn với họ.
Cẩn thận không chỉ áp dụng đối với người lạ, mà còn với những người quen có thể tiềm ẩn nguy hiểm. Đôi khi, những người quen có thể gây ra tổn thương cho trẻ.
Khi xây dựng mối quan hệ với những người quen, hãy nhớ một nguyên tắc quan trọng là thân thiện, nhưng vẫn giữ khoảng cách. Khi trẻ biết cách xây dựng mối quan bền vững và an toàn, cuộc sống cũng trở nên dễ dàng hơn.
Giáo dục giới tính đúng cách cho trẻ ngay từ nhỏ
Khi trẻ đi học mẫu giáo, hãy giúp trẻ hiểu về khái niệm vùng kín và nhắc nhở rằng nếu có ai chạm vào vùng kín, trẻ nên thông báo cho bố mẹ biết.
Khi con vào tiểu học, hãy giải thích cho con biết đúng tên gọi của các bộ phận riêng tư và nhấn mạnh rằng không ai được phép nhìn hoặc chạm vào chúng. Nếu có ai cố tình vi phạm, hãy khuyến khích con tỏ ra dũng cảm, từ chối yêu cầu và nói không.
Tinh thần không bao giờ bỏ cuộc
Hãy dạy trẻ không bao giờ từ bỏ và luôn giữ tinh thần kiên nhẫn, quyết tâm trong mọi tình huống. Khi đối mặt với thách thức, hãy khuyến khích con nỗ lực hết mình, vượt qua khó khăn và không chùn bước trước thất bại.
Bố mẹ có thể truyền cảm hứng cho con bằng việc chia sẻ câu chuyện về những người đã trải qua nhiều thất bại trước khi đạt được thành công, và nhấn mạnh rằng quan trọng nhất là không bỏ cuộc.
Bằng cách khuyến khích và ủng hộ, sẽ giúp trẻ phát triển lòng kiên nhẫn, sự kiên trì và sẵn sàng đối mặt với những thử thách trong cuộc sống.
Hãy dạy trẻ không bao giờ từ bỏ và luôn giữ tinh thần kiên nhẫn, quyết tâm trong mọi tình huống.