Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 18/06/2024 07:14 (GMT+7)

Bệnh viêm não Nhật Bản lây truyền và nguy hiểm như thế nào?

Theo dõi GĐ&PL trên

Bệnh viêm não Nhật Bản thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu; lây truyền qua đường muỗi đốt.

Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu cho trẻ. Ảnh: TTXVN
Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu cho trẻ. Ảnh: TTXVN.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, virus gây viêm não Nhật Bản (JEV) là nguyên nhân gây viêm não hàng đầu tại Châu Á; bệnh được truyền sang người do vết đốt của muỗi có tên Culex, đặc biệt là muỗi Cule tritaeniorhynchus.

Virus viêm não Nhật Bản gây bệnh chủ yếu ở trẻ em; người trưởng thành ở các nước có tỷ lệ nhiễm bệnh cao thường có miễn dịch do phơi nhiễm với virus từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, virus này có thể gây nhiễm và ảnh hưởng đến tất cả các độ tuổi.

Ở Việt Nam, bệnh viêm não Nhật Bản thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu. Bệnh thường gặp ở người sống ở vùng nông thôn hoặc ngoại ô, nơi gần vật chủ của virus.

Khi nhiễm virus viêm não Nhật Bản, người bệnh có thể biểu hiện các triệu chứng như: Sốt cao, co giật, cứng gáy, lú lẫn, không nói được, run không kiểm soát được (thường xảy ra ở một phần cơ thể), yếu cơ hoặc liệt…

Có khoảng 30% số người bệnh có biểu hiện các triệu chứng nghiêm trọng, có nguy cơ tử vong. Những người sống sót cũng hồi phục chậm, có thể mất hàng tháng mới hồi phục hoàn toàn và tới 50% số người khỏi bệnh có tôn thương não vĩnh viễn. Điều này có thể dẫn đến các di chứng cho người bệnh như: Run và co giật cơ, thay đổi tính cách, yếu cơ, khó khăn trong học tập và liệt một hoặc nhiều chi.

Hiện tại, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm não Nhật Bản, khi người bệnh nhập viện sẽ được chăm sóc và điều trị giúp làm giảm nhẹ triệu chứng.

Theo các bác sĩ, với bệnh viêm não Nhật Bản, biện pháp hiệu quả nhất để dự phòng bệnh là tiêm phòng vaccine viêm não Nhật Bản.

Hiện có 2 loại vaccine để phòng bệnh viêm não Nhật Bản gồm: Vaccine bất hoạt đang được sử dụng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (tiêm cho trẻ lúc 12 tháng tuổi, tiêm đủ 3 mũi để phòng bệnh cơ bản để đảm bảo đủ kháng thể, 5 năm tiêm nhắc lại 1 lần cho tới 18 tuổi); và vaccine sống giảm động lực chỉ cần tiêm 2 mũi, không cần nhắc lại.

Cùng chuyên mục

Bí quyết sống thọ nhờ những thói quen lành mạnh mỗi ngày
Nhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền, tuy nhiên đó chưa thực sự là nhận định đúng. Các yếu tố khác như chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh là bí quyết giúp tăng tuổi thọ và giảm bệnh tật khi con người già đi.

Tin mới

Cảnh giác với những thủ đoạn lừa đảo lĩnh vực thuế
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến nghị người dân tăng cường bảo mật với mã số thuế của mình, sử dụng hình thức xác thực bảo mật 02 lớp với tài khoản thuế điện tử cũng như các tài khoản trực tuyến khác; Cảnh giác trước các tin nhắn, email yêu cầu đóng thuế, chủ động xác thực thông tin bằng cách liên lạc với cơ quan thuế qua số điện thoại được cung cấp trên cổng thông tin chính thống.