Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 15/06/2024 14:21 (GMT+7)

Mùa hè, viêm não Nhật Bản lại hoành hành

Theo dõi GĐ&PL trên

Viêm não Nhật Bản là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm dễ lây lan. Bệnh gây nên những biến chứng nguy hiểm với hệ thần kinh.

Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ liên tục tiếp nhận hàng chục trường hợp trẻ nhỏ mắc viêm màng não. Chỉ tính riêng tuần đầu tiên của tháng 6 năm 2024, tỷ lệ bệnh nhi nhập viện vì mắc bệnh lý viêm màng não đã tăng lên gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Bệnh viêm màng não nguy hiểm ở chỗ bệnh có thể lây qua đường hô hấp và các triệu chứng lâm sàng ban đầu của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Bệnh viêm màng não nguy hiểm ở chỗ bệnh có thể lây qua đường hô hấp và các triệu chứng lâm sàng ban đầu của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được các bác sĩ lý giải là do đây là thời điểm thời tiết miền Bắc nắng nóng, thỉnh thoảng có mưa và xen kẽ đợt không khí lạnh.

Thời tiết nóng ẩm, thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi để các virus, vi khuẩn phát triển mạnh, tấn công và gây hại cho sức khỏe con người, nhất là trẻ nhỏ.

Theo BSCKI. Phùng Thị Phương Ngọc, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho hay, bệnh viêm màng não nguy hiểm ở chỗ bệnh có thể lây qua đường hô hấp và các triệu chứng lâm sàng ban đầu của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Trẻ thường khởi phát bệnh với triệu chứng sốt, nôn ói, đau đầu,… Nhiều trường hợp phụ huynh/người chăm sóc trẻ chủ quan, bỏ qua các triệu chứng cảnh báo này nên khi trẻ được đưa tới bệnh viện đã ở trong tình trạng nặng.

Do đó, ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như sốt, đau đầu, mệt mỏi, nôn trớ, cứng gáy, ù tai, sợ ánh sáng… thì phụ huynh/người chăm sóc trẻ cần nghĩ ngay tới bệnh viêm màng não và cho trẻ đi thăm khám kịp thời.

Nếu trẻ đã xuất hiện các triệu chứng muộn, điển hình như co giật, hôn mê,…thì não đã bị ảnh hưởng và có thể để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.

1. Viêm não Nhật Bản là gì?

Viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm do virus JE lây truyền qua các loài trung gian truyền bệnh. Virus JE là một loại thuộc nhóm flavivirus tương tự virus lây truyền bệnh lý sốt xuất huyết. Virus xâm nhập vào cơ thể nhân lên ở hạch bạch huyết và tấn công vào hệ thần kinh trung ương.

Viêm não Nhật Bản có thể gặp ở tất cả địa phương ở Việt nam. Bệnh thường gặp vào tháng 5,6,7 và hay gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi.

2. Các giai đoạn của viêm não Nhật Bản

Dựa vào nồng độ của virus cũng như các triệu chứng xuất hiện, người ta chia viêm não Nhật Bản thành 4 giai đoạn. Cụ thể là:

Giai đoạn ủ bệnh

Đây là giai đoạn virus bắt đầu xâm nhập vào cơ thể. Giai đoạn này người bệnh thường không xuất hiện triệu chứng do số lượng virus chưa đủ để gây bệnh. Giai đoạn thường kéo dài 5 - 14 ngày.

Giai đoạn khởi phát

Đây là giai đoạn virus bắt đầu đạt được số lượng nhất định, có thể gây nên các triệu chứng đối với cơ thể. bệnh thường khởi phát bằng triệu chứng sốt cao 39 - 40 độ C đột ngột. Với một số trẻ, sốt có thể đi kèm tình trạng co giật, lơ mơ hoặc hôn mê. Bệnh diễn biến nhanh với các triệu chứng nặng như:

- Rét run.

- Đau đầu.

- Mệt lả.

- Buồn nôn.

Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện một số tình trạng khác như:

- Cứng gáy.

- Tăng trương lực cơ.

- Rối loạn vận động nhãn cầu.

- Mất ý thức.

Giai đoạn toàn phát

Đây là giai đoạn virus đạt số lượng cao nhất. Lúc này, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào thần kinh. Giai đoạn này diễn ra rất nhanh, trong thời gian ngắn, người bệnh có thể rơi vào tình trạng hôn mê. Một số triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn này là:

-Vã mồ hôi.

- Da đỏ.

- Rối loạn nhịp thở.

- Mạch nhanh, yếu.

Khi người bệnh vượt qua giai đoạn này, tiên lượng điều trị khỏi thường tốt hơn.

Giai đoạn lui bệnh

Đây là giai đoạn cơ thể đã sản sinh ra kháng thể để chống lại virus gây bệnh. Vì vậy, từ tuần thứ 2, các triệu chứng giảm đi đáng kể. Từ ngày thứ 10, tình trạng bệnh nhân dần hồi phục.

3. Nguyên nhân gây bệnh viêm não Nhật Bản

Nguồn bệnh chủ yếu chứa virus JE là từ chim và lợn mắc bệnh. Vật trung gian truyền bệnh là muỗi hút máu vật chủ nhiễm bệnh rồi lại đốt người.

Có hai loại muỗi giúp truyền bệnh là Culex Tritaeniorhynchus và Culex vishnui thường sống ở ruộng lúa và hoạt động mạnh lúc trời chập choạng tối.

4. Biến chứng của viêm não Nhật Bản

Trong khi mắc bệnh, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ dễ xuất hiện các biến chứng như:

- Viêm phế quản - phổi.

- Viêm phổi.

- Viêm bể thận.

- Viêm bàng quang.

- Viêm tắc tĩnh mạch.

- Rối loạn chuyển hóa.

Bệnh nếu không được xử trí đúng cách, về lâu dài có thể làm xuất hiện các di chứng như:

- Liệt nửa người.

- Rối loạn ngôn ngữ.

- Cử động bất thường: múa vờn, múa giật, rối loạn phối hợp vận động.

- Giảm trí nhớ.

- Rối loạn tâm thần.

- Động kinh.

- Nghe kém.

5. Cách chẩn đoán viêm não Nhật Bản

Các triệu chứng của viêm não Nhật Bản sẽ được các bác sĩ sử dụng để đánh giá giai đoạn cũng như mức độ nặng của bệnh. Tuy nhiên, để chẩn đoán có mắc bệnh hay không, bác sĩ sẽ dựa vào xét nghiệm máu và dịch não tủy để tìm virus gây bệnh.

Ngoài ra, để đánh giá mức độ tổn thương não cũng như di chứng mà bệnh viêm não Nhật Bản để lại, cộng hưởng từ (MRI) là xét nghiệm được sử dụng.

6. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Do Việt nam là nước có dịch tễ mắc viêm não Nhật Bản nên khi xuất hiện các dấu hiệu sau, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám:

  • Đau đầu.
  • Sốt cao.
  • Mệt mỏi.
  • Đau bụng

7. Cách điều trị viêm não Nhật Bản

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu Viên não Nhật Bản. Điều trị xoay quanh việc giảm triệu chứng cũng như hạn chế những biến chứng có thể gặp của viêm não Nhật Bản. Cụ thể là:

  • Chống phù não: truyền manitol 20% có thể cân nhắc kết hợp corticoid để làm tăng áp lực thẩm thấu, tránh nước xuất hiện nhiều ở lòng mạch làm tăng áp lực lên các tế bào não.
  • An thần: sử dụng seduxen để tránh tình trạng kích động làm ảnh hưởng không tốt đến chức năng não bộ.
  • Hạ nhiệt: nếu bệnh nhân sốt cao, người nhà có thể tiến hành chườm ấm vào bẹn, nách kết hợp với việc sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thở oxy: được sử dụng với các trường hợp rối loạn nhịp thở.
  • Bổ sung nước và điện giải: do người bệnh sốt cao sẽ rất dễ dẫn tới mất nước và mất cân bằng điện giải.
  • Ngăn bội nhiễm: bằng cách sử dụng kháng sinh dự phòng cũng như vệ sinh da và răng miệng thường xuyên.
  • Đảm bảo dinh dưỡng: bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường vitamin và khoáng chất để giúp người bệnh nhanh chóng vượt qua thời gian bị bệnh.

8. Cách phòng ngừa viêm não Nhật Bản

Phòng tránh muỗi đốt

Do vật chủ trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi nên để phòng ngừa tốt bệnh lý này, mọi người có thể tuân thủ một số biện pháp giảm sự sinh sản của muỗi như sau:

  • Ngủ màn.
  • Mặc quần áo dài tay.
  • Vệ sinh môi trường sống, không để ao tù, nước đọng, phun thuốc muỗi định kỳ.
  • Đặt các chuồng chăn nuôi xa nhà.
  • Không cho trẻ chơi gần chuồng vật nuôi, đặc biệt là gia súc.
  • Xây dựng thói quen rửa tay cho trẻ.
  • Cách ly khi bị bệnh.

Tiêm vaccine

Tiêm vaccine là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện này. Bộ Y tế khuyến cáo, trẻ em nên được tiêm 3 mũi phòng viêm não Nhật Bản theo lịch sau:

  • Mũi 1: sau 1 tuổi, tiêm càng sớm càng tốt.
  • Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 - 2 tuần.
  • Mũi 3: sau mũi 2 khoảng 1 năm.
  • Nhắc lại sau 3 - 4 năm cho tới khi trẻ 15 tuổi.

Cùng chuyên mục

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.
Một số thực phẩm ngăn ngừa nếp nhăn
Chế độ ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa nếp nhăn và tình trạng làn da bị lão hóa, chảy xệ. Hãy bổ sung những thực phẩm sau để có làn da láng mịn.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.