Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 30/12/2022 15:51 (GMT+7)

3 nguyên nhân dẫn đến phiên tòa phúc thẩm giữa vị tu sĩ Phật giáo và Phật tử tại gia

Theo dõi GĐ&PL trên

Cộng đồng mạng xôn xao sự việc bà Phạm Thị Yến (Phật tử chùa Ba Vàng) kiện ông Trần Ngọc Thảo (tức Thượng tọa Thích Nhật Từ) vì những phát ngôn không đúng sự thật trên mạng xã hội, gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà Yến.

Được biết, trong một số video của mình, TT.Thích Nhật Từ đã đưa tin: “Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chính thức phạt bà Phạm Thị Yến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng Việt Nam) về tội truyền bá mê tín”; “Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã cấm bà Yến, không được quyền tạm trú trên toàn tỉnh Quảng Ninh”. Bà Phạm Thị Yến khẳng định các thông tin trên hoàn toàn bịa đặt, sai sự thật. Bởi, đến thời điểm hiện tại, chưa có cơ quan bảo vệ pháp luật nào kết luận bà Yến phạm tội và bà Yến chưa bao giờ bị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cấm cư trú tại tỉnh Quảng Ninh.

anh-1-1672389817.png
Luật sư của nguyên đơn (bà Phạm Thị Yến) nói rằng phát ngôn của TT.Thích Nhật Từ là bịa đặt và gây chia rẽ.

Phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự được Tòa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh xét xử vào ngày 26/12/2022, sau đó đã được tạm ngừng để thu thập chứng cứ. Từ phiên tòa sơ thẩm đến phúc thẩm, nguyên nhân gì đã khiến vụ án không thể giải quyết được ở phiên tòa sơ thẩm để đưa đến tình trạng như hiện tại?

Vấn đề này, chuyên gia pháp lý Trình Minh Anh đã nhận định 3 nguyên nhân như sau:

1. TT.Thích Nhật Từ thừa nhận nhầm lẫn nhưng nhất quyết không xin lỗi

Lập luận cho phát ngôn trước đó của TT.Thích Nhật Từ, trong bản tự khai và quá trình giải quyết sự việc, người đại diện theo ủy quyền của TT.Thích Nhật Từ là luật sư Trần Quốc Dũ (người vừa bị Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh tạm đình chỉ tư cách thành viên) đã khẳng định: Do nhầm lẫn nên ông Trần Ngọc Thảo (TT.Thích Nhật Từ) mới phát biểu nhầm là toàn tỉnh Quảng Ninh, thay vì chỉ trong phạm vi chùa Ba Vàng.

Tiếp đó, luật sư Trần Quốc Dũ cho rằng: “Thông tin xử phạt này được công bố rộng rãi trên truyền hình, báo chí từ địa phương đến trung ương, hàng triệu người biết việc này”. Thế nhưng, đại diện nguyên đơn bà Phạm Thị Yến không đồng ý với sự lập luận như vậy: TT.Thích Nhật Từ nói về bà Yến dựa theo nguồn tin duy nhất từ các báo, nhưng khi phát ngôn lại không trích dẫn nguồn thông tin từ báo nào. Khi nhận được thông tin về bà Yến chưa được kiểm chứng, trước khi đưa tin lại, TT.Thích Nhật Từ cũng không xác minh sự việc tại các cơ quan chức năng xem có đúng hay không.

Thừa nhận hành vi dùng từ chưa chính xác khi nói về sự việc bà Phạm Thị Yến, TT.Thích Nhật Từ đã âm thầm cắt bỏ các nội dung mà bà Yến khởi kiện. Thế nhưng, TT.Thích Nhật Từ không đồng ý xin lỗi và bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của bà Yến. Trong khi đó, các video chứa thông tin sai sự thật đó có hàng nghìn lượt theo dõi, bình luận và chia sẻ trên mạng xã hội, khiến bà Yến bị tổn hại về tinh thần và vật chất (là các chi phí khắc phục, hạn chế thông tin sai sự thật).

Nhầm lẫn cũng là sai lầm, đặc biệt, sự sai lầm này đã được công bố trước hàng nghìn cộng đồng mạng thông qua video của TT.Thích Nhật Từ. Không hiểu lý do gì, TT.Thích Nhật Từ nhất quyết không xin lỗi bà Yến. Theo pháp luật, người có hành vi vi phạm cần xin lỗi, cải chính thông tin và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Còn đối với một người tu, điều quan trọng là phải biết tự mình nhận diện lỗi lầm hoặc khi được người khác chỉ lỗi để hoàn thiện mình thì phải biết xoay lại chính mình và biết tri ân người chỉ lỗi - đó là tâm tàm quý mà Đức Phật đã dạy.

Chính vì nguyên nhân này, việc giải quyết vụ án đã bị kéo dài đến cấp phúc thẩm.

2. Bản án sơ thẩm thiếu khách quan?

Trong bản án sơ thẩm, Hội đồng xét xử đã bác yêu cầu của bà Yến và cho rằng việc bà Yến bị xử phạt hành chính là có thật và việc TT.Thích Nhật Từ chỉ nói lại theo thông tin báo chí nhưng nói chưa chính xác.

Không đồng tình với bản án sơ thẩm, bà Phạm Thị Yến đã kháng cáo, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại với lý do:

Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện của bà Phạm Thị Yến đã trình bày: Ngày 13/5/2022, Chủ tịch UBND phường Quang Trung TP Uông Bí tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định số 28/QĐ-TH thu hồi Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Phạm Thị Yến. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, bà Phạm Thị Yến hoàn toàn không bị một chế tài pháp luật nào.

Tuy nhiên, những nội dung này không được ghi nhận trong Bản án sơ thẩm và không được xem xét, đánh giá một cách khách quan. Người đại diện của bà Phạm Thị Yến cho rằng đây là một vi phạm tố tụng trong việc thu thập chứng cứ khiến kết luận trong Bản án sơ thẩm không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án.

3. Cần “theo đuổi sự thật” để xây dựng xã hội tốt đẹp

Trong một video trên trang truyền thông của mình liên quan đến người tu khởi kiện, bà Phạm Thị Yến chia sẻ: “Mình làm ra lỗi thì phải biết nhận lỗi; người đã làm ra lỗi cũng phải biết nhận lỗi. Đó là tinh thần của đạo Phật. Pháp luật và Pháp Phật đều cho phép chúng ta nói lên sự thật. Sự thật sẽ bảo vệ chúng ta, chỉ có người nói sai sự thật, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức mới sợ hãi trước tòa án lương tâm, tòa án nhân quả.”

Một công dân nước Việt Nam được thực hiện quyền công dân, được bảo vệ lợi ích hợp pháp của chính mình. TT.Thích Nhật Từ thừa nhận nói những từ ngữ chưa chính xác, đồng nghĩa với việc đưa tin không đúng sự thật về bà Phạm Thị Yến.

Trong thời điểm chùa Ba Vàng gây xôn xao dư luận bởi vụ việc “thỉnh vong báo oán”, trên video của Thượng tọa cũng ghi nhận những lượt bình luận, chia sẻ tiêu cực về bà Yến. Trong bản tự khai, người đại diện của TT.Thích Nhật Từ cho rằng: “Thời điểm bà Phạm Thị Yến bị báo chí phanh phui thì hàng triệu người dân trong và ngoài nước biết, lên án mạnh mẽ hành vi truyền bá mê tín dị đoan, thậm chí nhiều người còn mong muốn cơ quan chức năng xử lý hình sự bà Phạm Thị Yến”. Nhưng điều đó không có nghĩa là TT.Thích Nhật Từ được phép nói không đúng sự thật về bà Phạm Thị Yến trong thời điểm đó.

Như vậy, 3 nguyên nhân chính dẫn đến phiên tòa phúc thẩm giữa nguyên đơn bà Phạm Thị Yến và bị đơn ông Trần Ngọc Thảo (TT.Thích Nhật Từ) đều được phân tích rõ. Có lẽ, qua đây, mỗi người trong chúng ta đều có sự nhìn nhận riêng và rút ra cho mình bài học trong mỗi hoàn cảnh, sự việc để vấn đề có thể dừng lại tại đúng điểm dừng của nó!

Cùng chuyên mục

Chuyển án tù sang phạt tiền – Pháp luật quy định thế nào?
Nói đến hình sự thì người ta nói đến hai vấn đề lớn đó là tội phạm về hình phạt. Đối với một vụ án hình sự thì cũng có hai vấn đề mà cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng quan tâm là bị cáo có tội hay không, nếu có tội rồi thì hình phạt như thế nào?
Vấn đề pháp lý vụ hành khách người dân tộc bị ép trả 4,2 triệu đồng tiền xe tại Hà Nội
Theo Luật sư, trong vụ việc này cơ quan có thẩm quyền cần phải điều tra, làm rõ hơn một số tình tiết liên quan đến vụ việc để từ đó xác định có hay không yếu tố vi phạm pháp luật hình sự trong vụ việc. Trường hợp phát hiện các đối tượng có hành vi cấu kết với nhau để lừa đảo nạn nhân thì có thể bị xử lý về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật Hình sư năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Một số vấn đề pháp lý vụ ngai vua triều Nguyễn bị xâm hại
Theo Luật sư, bảo vật quốc gia được Nhà nước công nhận là biểu tượng quốc gia, mang yếu tố chính trị, văn hóa và lịch sử, có giá trị độc bản, mang ý nghĩa về vật chất lẫn tinh thần. Mọi hành vi xâm phạm, phá hoại di sản – đặc biệt là bảo vật quốc gia – đều phải được xử lý nghiêm khắc để bảo vệ trật tự pháp luật, lòng tôn kính di sản, và trách nhiệm với thế hệ mai sau.
Hành vi lừa dối khách hàng bị xử lý hình sự trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự, hành vi lừa dối khách hàng có thể bị xử lý hình sự khi đã bị xử phạt hành chính về hành vi lừa dối khách hàng hoặc đã bị kết án về tội "Lừa dối khách hàng", chưa được xóa án tích nhưng lại vi phạm, thu lợi bất chính từ 05 triệu đồng trở lên.
Quyền của người cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, theo đó bên có nghĩa vụ giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Nhận tội thay cho người khác phạm tội gì?
Theo Luật sư, hành vi nhận tội thay cho người khác có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Che giấu tội phạm", tội "Cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối" hoặc tội "Không tố giác tội phạm" nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành các tội phạm này.
Một số vấn đề pháp lý vụ trẻ tử vong trên đưa đón học sinh
Việc đưa đón học sinh mầm non, tiểu học là một quá trình đòi hỏi phải có quy tắc đảm bảo an toàn, người thực hiện việc đưa đón phải là những người có trình độ, kĩ năng chuyên môn tốt, có trách nhiệm.  Chỉ cần thiếu trách nhiệm trong việc xây dựng quy trình tổ chức thực hiện việc đưa đón học sinh hoặc người được giao quản lý việc đưa đón học sinh thiếu trách nhiệm, không tuân thủ quy trình là có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Tin mới

Từ cú trượt đại học đến sự nghiệp kiến trúc vững chắc của chàng trai Hưng Yên
Giữa hàng triệu nội dung “bắt trend” trên TikTok, tài khoản “Đạt Tích Cực” nổi bật một cách khác biệt. Không nhảy nhót, không những pha gây sốc, Phan Tiến Đạt – chàng kiến trúc sư trẻ sinh năm 1993 – lại chọn cách kể chuyện đầy lặng lẽ nhưng thấm đẫm cảm xúc về… chính ngôi nhà của mình. 
Chi hàng chục triệu đồng mua sữa tăng chiều cao HIUP 27 “ép” con uống, bố mẹ tá hoả vì là hàng giả
“Tôi đau lòng quá. Đau lòng vì tôi đã cả tin để ép con mình uống. Càng phẫn uất hơn khi hàng loạt người nổi tiếng quảng cáo thổi phồng sự thật dẫn đến hàng triệu bà mẹ ở Việt Nam như tôi đã mua và cho con dùng. Giờ ai chịu trách nhiệm với con tôi đây. Trời ơi là trời!”.