Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết trong tháng 12/2023 đã ghi nhận gần 10.000 ca tử vong do COVID-19, số ca nhập viện tăng 42% và số ca nhập viện cấp cứu tăng 62% so với tháng 11 (báo cáo chưa đầy đủ của 50 quốc gia, chủ yếu ở châu Âu và châu Mỹ).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 29/12 đã kêu gọi hành động khẩn cấp để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo và y tế ngày càng trầm trọng ở Sudan, đồng thời đề nghị cộng đồng quốc tế tăng cường viện trợ tài chính.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã cảnh báo mối đe dọa của bệnh sốt xuất huyết, sau khi căn bệnh này xuất hiện tại các nước chưa từng bị ảnh hưởng trước đây.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/12 đã phân loại biến thể phụ JN.1 thuộc dòng BA.2.86 của virus SARS-CoV-2 là “biến thể được quan tâm”, song cho biết biến thể này không gây ra nhiều mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15/12 cảnh báo dịch bệnh đậu mùa khỉ ở Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo có thể lan rộng ra quốc tế, do đang có xu hướng gia tăng số ca mắc do lây truyền qua đường tình dục.
Ngày 25/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo từ tháng 1/2022 đến hết tháng 10/2023, đã có tổng cộng 91.788 ca nhiễm và 167 ca tử vong do bệnh đậu mùa khỉ tại 116 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngày 23/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo việc lạm dụng thuốc kháng sinh đang làm giảm hiệu quả của thuốc và sinh ra vi khuẩn kháng thuốc, điều có thể khiến 10 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới vào năm 2050.
Ngày 16/11, một nghiên cứu mới được trình bày tại Hội nghị thế giới về Sức khỏe Phổi tại Paris (Pháp) cho thấy loại thuốc kháng sinh thông dụng và rẻ tiền levofloxacin đã giúp giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh lao đa kháng thuốc (MDR-TB) ở những người bị phơi nhiễm.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 15/11 đã cảnh báo châu Âu đang bị đe dọa bởi tình trạng lan rộng nhanh chóng vi khuẩn họ Vibrio sống trong nước, có thể gây bệnh tả, viêm cân mạc và nhiễm trùng máu, do tác động từ biến đổi khí hậu.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng ô nhiễm không khí đang là vấn đề nan giải của thế giới và có đến 92% dân số đang sống trong bầu không khí bị ô nhiễm.
Ngày 2/10, các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị nên cấp phép sử dụng một loại vaccine thứ hai phòng sốt rét nhằm giảm số ca mắc căn bệnh nguy hiểm do muỗi truyền này.
WHO đã đạt thêm 3 thỏa thuận mới với các đơn vị nghiên cứu công nghệ vaccine ngừa COVID-19, về việc cho phép chia sẻ tri thức liên quan đến vấn đề này trên một nền tảng toàn cầu của WHO.
Theo WHO, những tuyên bố gây hiểu lầm khi tiếp thị sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang làm suy yếu những nỗ lực trong việc thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ.
Hai cơ quan liên kết với WHO tuyên bố hôm 14/7 rằng đường nhân tạo aspartame là 'chất có thể gây ung thư' nhưng vẫn an toàn khi tiêu thụ ở mức đã được cho phép.
Một số chuyên gia sản xuất dược phẩm tin rằng những nhà sản xuất vô nhân tính đã thay thế chất propylene glycol thường được sử dụng trong siro ho bằng các chất độc khác, vì những chất này rẻ hơn.
WHO công bố việc uống nước có nhiệt độ trên 65 độ trong thời gian dài, từ đó gây đột biến tế bào, lâu ngày sẽ phát triển thành tế bào ung thư. Đây mới là thứ "nước gây ung thư" thực sự.
Theo báo cáo từ công ty công nghệ chất lượng không khí IQAir, khoảng 90% dân số toàn cầu năm 2022 sống trong không khí ô nhiễm và có hại cho sức khoẻ theo khuyến nghị của WHO.