Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 20/06/2023 17:15 (GMT+7)

WHO cảnh báo mối đe dọa toàn cầu vì các loại siro ho nhiễm độc

Theo dõi GĐ&PL trên

Một số chuyên gia sản xuất dược phẩm tin rằng những nhà sản xuất vô nhân tính đã thay thế chất propylene glycol thường được sử dụng trong siro ho bằng các chất độc khác, vì những chất này rẻ hơn.

WHO canh bao moi de doa toan cau vi cac loai siro ho nhiem doc hinh anh 1
Các mẫu siro ho liên quan đến cái chết của một số trẻ em tại Banjul được nhà chức trách Gambia thu giữ, ngày 6/10/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 16/6 đưa ra cảnh báo về mối đe dọa toàn cầu do siro ho chứa chất độc gây ra; đồng thời cho biết, đang hợp tác với thêm 6 nước để truy tìm các loại thuốc dành cho trẻ em có nguy cơ chứa chất gây chết người.

WHO từng nêu tên 9 quốc gia mà loại siro có chứa chất độc có thể đã được bán, sau cái chết của hơn 300 trẻ sơ sinh ở nhiều nước vào năm ngoái có liên quan đến loại siro này.

Ông Rutendo Kuwana, trưởng nhóm của WHO về các sự cố thuốc giả và kém chất lượng, đã từ chối nêu tên sáu quốc gia mới mà tổ chức này đang hợp tác, với lý do các cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành.

Theo ông Kuwana, có thể mất vài năm để tìm thấy các loại thuốc có chứa thành phần độc hại bởi nhiều thùng thuốc bị tạp nhiễm có thể vẫn còn trong kho.

Một số chuyên gia sản xuất dược phẩm tin rằng những nhà sản xuất vô nhân tính đã thay thế chất propylene glycol thường được sử dụng trong siro ho bằng các chất độc khác, vì những chất này có giá thành rẻ hơn. Đây cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hơn 300 trẻ em ở nhiều nước.

Các chất thay thế nói trên vốn được sử dụng phổ biến hơn trong dầu phanh và các sản phẩm khác không dành cho con người.

Kuwana cho biết, WHO nhận định, vào năm 2021, khi giá propylene glycol tăng vọt, một hoặc nhiều nhà cung cấp đã trộn chất lỏng độc hại rẻ hơn với hóa chất hợp pháp.

Các nhà sản xuất dược phẩm, bao gồm cả những nhà sản xuất bị cáo buộc đã sản xuất siro nhiễm độc được tìm thấy cho đến nay, thường lấy nguyên liệu từ các nhà cung cấp bên ngoài.

Ông Kuwana cho biết hiện tại không có rủi ro nào đối với người dân ở các quốc gia mà WHO đã nêu tên. Ông này giải thích các loại siro bị nhiễm độc đã bị thu hồi hoặc ngăn chặn từ lúc nhập khẩu.

Từ năm 2001, WHO đã khuyến cáo không nên cho trẻ em dưới 5 tuổi uống siro ho, vì không có nhiều bằng chứng cho thấy hiệu quả của chúng và những tác dụng phụ mà chúng có thể gây ra vẫn chưa được làm rõ.

Mới đây, nhà chức trách Ấn Độ đã mở cuộc điều tra cáo buộc hối lộ liên quan đến loại siro ho nhiễm độc được cho là nguyên nhân khiến hàng chục trẻ em tử vong ở Gambia, Uzbekistan.

Sản phẩm siro ho sản xuất tại Ấn Độ được cho là liên quan đến 70 trường hợp trẻ em tử vong ở Gambia và 18 trẻ em tử vong ở Uzbekistan do tổn thương thận cấp tính.

Cơ quan quản lý y tế của Cameroon hồi tháng Tư cũng mở cuộc điều tra cái chết của sáu trẻ em liên quan đến một loại siro ho có nhãn hiệu Naturcold. Nhà sản xuất có tên trên nhãn hiệu là Tập đoàn Fraken của Trung Quốc./.

Cùng chuyên mục

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.

Tin mới

Mộc Kim Spa & Beauty - Thư thái với sự kết hợp gội đầu và massage trị liệu tại Quận 1 TP.HCM
Cuộc sống bận rộn, áp lực công việc khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng? Hãy để Mộc Kim Spa & Beauty trở thành điểm dừng chân lý tưởng giúp bạn tái tạo năng lượng và tận hưởng sự thư thái tuyệt đối. Với không gian đậm chất thiên nhiên, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp đỉnh cao và đội ngũ nhân viên tận tâm, Mộc Kim Spa sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thư giãn trọn vẹn.
FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.
Cảnh giác với hình thức lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác khi bắt gặp các tin nhắn, Email hoặc các bài đăng chứa đựng mã QR. Đồng thời, cẩn trọng xác minh thông tin của cá nhân, đơn vị hoặc tổ chức cung cấp mã QR thông qua số điện thoại hoặc các trang thông tin uy tín.