Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 17/01/2024 16:13 (GMT+7)

Số người hút thuốc lá trên toàn thế giới đang giảm dần

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 16/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết số người trưởng thành hút thuốc lá đang giảm dần trong những năm gần đây.

Theo WHO, trong năm 2022, cứ 5 người trưởng thành lại có 1 người hút thuốc hoặc tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá, chiếm khoảng 20%, giảm so với mức hơn 33% trong năm 2000.

Tuy nhiên, cơ quan này cũng cảnh báo các công ty sản xuất thuốc lá hiện đang cố tìm cách để đảo ngược xu hướng này.

WHO dẫn báo cáo mới về xu hướng hút thuốc lá từ năm 2000 đến năm 2030 cho thấy 150 quốc gia đã ghi nhận số người hút thuốc giảm. Dù tỷ lệ hút thuốc giảm ở hầu hết các nước, song WHO cảnh báo số ca tử vong liên quan đến thuốc lá có thể vẫn ở mức cao trong nhiều năm tới.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: IT).

Thống kê của WHO cho thấy thuốc lá vẫn cướp đi sinh mạng của hơn 8 triệu người mỗi năm, trong đó có tới 1,3 triệu người không hút thuốc, song tiếp xúc với khói thuốc. Báo cáo nêu rõ các quốc gia áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt nhằm kiểm soát thuốc lá có thể phải mất khoảng 30 năm nữa mới có thể chứng kiến sự thay đổi tích cực liên quan đến số ca tử vong do thuốc lá.

Bên cạnh đó, WHO còn cảnh báo dù số người hút thuốc giảm dần, song thế giới vẫn có thể không đạt được mục tiêu giảm 30% lượng tiêu thụ thuốc lá trong giai đoạn 2010-2025.

Có 56 nước trên thế giới có thể đạt mục tiêu này, trong đó có Brazil - vốn đã giảm được 35% lượng người hút thuốc kể từ năm 2010. Trong khi đó, lại có 6 nước chứng kiến số người hút thuốc gia tăng kể từ năm 2010 gồm CH Congo, Ai Cập, Indonesia, Jordan, Moldova và Oman. Nhìn chung, thế giới đang trên đà giảm tỷ lệ hút thuốc xuống 25% giai đoạn 2010-2025.

WHO cho rằng các công ty hàng đầu trong ngành thuốc lá đang có ý định đảo ngược xu hướng này. Theo ông Ruediger Krech, Giám đốc bộ phận nâng cao sức khỏe của WHO, ngay khi nhiều nước nghĩ rằng họ đã giành chiến thắng trong cuộc chiến chống thuốc lá, ngành công nghiệp này đã nắm bắt cơ hội để "thao túng các chính sách y tế và bán các sản phẩm gây chết người."

Do đó, WHO kêu gọi tất cả các nước duy trì và tăng cường các chính sách kiểm soát, cũng như chống lại “sự can thiệp của ngành thuốc lá.” Theo đó, cần tập trung vào việc thu thập dữ liệu về tiêu thụ thuốc lá ở đối tượng thanh thiếu niên, đặc biệt là các sản phẩm không khói thuốc mới hơn.

Báo cáo cho biết khoảng 10% số trẻ trong độ tuổi từ 13-15 tiêu thụ từ một hoặc nhiều loại thuốc lá, song con số này ở lứa tuổi thanh thiếu niên lên tới 37 triệu, trong đó có ít nhất 12 triệu người sử dụng các sản phẩm mới không khói thuốc.

WHO nêu rõ đây là điều đáng quan ngại và những người trẻ tuổi vẫn cho biết họ thường xuyên sử dụng các sản phẩm này, dễ dàng mua chúng và ít lo ngại việc có thể nghiện.

Chính vì vậy, thu thập dữ liệu của thanh thiếu niên là biện pháp mạnh mẽ nhất để chống lại ngành thuốc lá và đưa ra các chính sách hiệu quả nhằm ngăn chặn việc bắt đầu sử dụng thuốc lá.

Cùng chuyên mục

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.

Tin mới

Mộc Kim Spa & Beauty - Thư thái với sự kết hợp gội đầu và massage trị liệu tại Quận 1 TP.HCM
Cuộc sống bận rộn, áp lực công việc khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng? Hãy để Mộc Kim Spa & Beauty trở thành điểm dừng chân lý tưởng giúp bạn tái tạo năng lượng và tận hưởng sự thư thái tuyệt đối. Với không gian đậm chất thiên nhiên, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp đỉnh cao và đội ngũ nhân viên tận tâm, Mộc Kim Spa sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thư giãn trọn vẹn.
FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.