Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) mới đây đã phát đi thông tin cảnh báo về việc quảng cáo của sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Đường Huyết có dấu hiệu vi phạm quy định của Nhà nước và lừa dối người tiêu dùng.
Nói rằng "vô can" trong quảng cáo sản phẩm của đại lý về công dụng Viên khớp Tâm Bình không đúng với thực tế, nhưng những gì Chất lượng Việt Nam thu thập được, cho thấy có sự liên minh ngầm để "đánh lừa" người dùng.
Mặc dù chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe (thực phẩm chức năng) nhưng trên nhiều website điện tử và mạng xã hội, sản phẩm giảm cân Cenly liên tục được quảng cáo là 'thuốc', dễ khiến người tiêu dùng ‘sập bẫy’.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có thông tin cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên tán sỏi Tống Thạch Hoàn quảng cáo không đúng sự thật, lừa dối người tiêu dùng.
Là sản phẩm mỹ phẩm nhưng nội dung thông tin quảng cáo lại được Công ty TNHH MTV Mỹ phẩm TICI đưa ra có công dụng “đặc trị” như thần dược chữa bệnh, dễ gây hiểu nhầm là thuốc và có dấu hiệu vị phạm pháp luật.
Từng bị phản ánh, Thẩm mỹ Sunny vẫn “ngựa quen đường cũ’’, chỉ khác điều là cơ sở này đã chuyển địa điểm từ 40A Tuệ Tĩnh (P. Bùi Thị Xuân, Q.Hai Bà Trưng, TP.HN) sang 280 Xã Đàn (P.Phương Liên, Q.Đống Đa, TP.HN) để tiếp tục quảng cáo trái phép.
Công ty Cổ Phần Địa ốc PTland (Viết tắt là PTland), địa chỉ tại Lầu 3B Tòa nhà BCONS - 4A/167 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh giới thiệu, giao dịch tại nhiều dự án lùm xùm pháp lý, chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.
Thực phẩm BVSK Lady night trên website https://chuyensuckhoesacdep.com/lady-night/ quảng cáo như như thuốc chữa bệnh, lừa dối người tiêu dùng, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
Dù không được phép lưu hành trên thị trường, thế nhưng hơn nửa năm sau đó TPBVSK Rockman vẫn được bán tại Hệ thống Nhà thuốc An Khang và quảng cáo “thổi phồng” công dụng trên nhiều website.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa thông tin về việc sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glu Metaherb đang được quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo, người dùng nên thận trọng.
DHC Việt Nam - thuộc Công ty Cổ phần Belie giới thiệu về các sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng của mình với các công dụng "khủng" hơn cả thuốc chữa bệnh, gây cho người tiêu dùng hoang mang về chất lượng thực của sản phẩm.
Bộ sản phẩm Tố Xuân An của Công ty TNHH TYPHON đang được quảng cáo có công dụng “thần thánh”, ngoài tác dụng tăng kích cỡ vòng 1, còn cải thiện mọi vấn đề từ A tới Z cho phụ nữ.
Không chỉ vi phạm quảng cáo, sản xuất khi chưa được cấp phép, sản phẩm Trà Slim Cường Anh của Công ty Cường Anh Authentic còn mạo danh hình ảnh nghệ sỹ để “đánh bóng” cho sản phẩm của mình.
Sau khi bị Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tố quảng cáo thuốc Tonka sử dụng hình ảnh gây hại cho ngành tôm, Dược phẩm Nhất Nhất đã tháo gỡ tất cả các clip quảng cáo. Còn về phía VTV, đơn vị này vẫn lặng thing.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người tiêu dùng cẩn trọng với thông tin quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đường huyết hoàn Halifa.
Có hay không việc Thẩm mỹ viện quốc tế Venus - 61 Ngô Thì Nhậm mượn danh bác sỹ để lừa dối khách hàng? Và UBND quận Hai Bà Trưng có 'nương tay' khi xử phạt vi phạm tại thẩm mỹ viện này?