Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 12/09/2023 15:56 (GMT+7)

Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường lớp vùng đặc biệt khó khăn

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp ở vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường lớp vùng đặc biệt khó khăn

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4891/BGDĐT-GDDT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục dân tộc.

Theo đó, nhiệm vụ chung với giáo dục dân tộc trong năm học mới là tiếp tục thực hiện có hiệu qủa các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương của Đảng, Quốc hội và Nhà nước về đổi mới và phát triển giáo dục vùng đồng bằng dân tộc thiểu số và miền núi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp ở vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện tốt chính sách đối với người dạy, người học, cơ sở giáo dục dân tộc thiểu số, miền núi.

Ngành cũng tập trung triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; tăng cường các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục khu vực này, đặc biệt trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường dự bị đại học. Cùn với đó là việc bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết, văn hóa dân tộc cho học sinh vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

Về nhiệm vụ cụ thể, hướng dẫn của Bộ lưu ý vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó có việc rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp, duy trì số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số ở các cấp học; nâng cao chất lượng giáo dục của trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú, trường dự bị đại học, Trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Trường Hữu nghị T78, Trường Hữu nghị T80. Trong năm học 2023-2024, ngành tăng cường dạy học tiếng dân tộc thiểu số, dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đặt nhiệm vụ việc thực hiện tốt chế độ, chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Cùng chuyên mục

Nỗ lực vệ sinh trường lớp, đón học sinh trở lại khi nước lũ rút ​
Chiều 29/10, bà Võ Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phước Tân 1 (phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, nhà trường đang huy động toàn bộ nhân lực thực hiện dọn dẹp vệ sinh trường lớp sau khi lũ từ thượng nguồn đổ về làm toàn bộ ngôi trường ngập trong biển nước, hơn 2.600 học sinh phải nghỉ học. Dự kiến ngày 30/10, sau khi nước lũ rút, trường sẽ đón học sinh trở lại học.
Đắk Lắk: Hơn 13.600 học sinh được hỗ trợ gạo trong năm học 2024-2025
Ngày 22/10, Bà H'Yim Kđoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ký Công văn số 9708/UBND-KGVX gửi Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên; Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tiếp nhận gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ cho học sinh năm học 2024-2025

Tin mới

Nỗ lực vệ sinh trường lớp, đón học sinh trở lại khi nước lũ rút ​
Chiều 29/10, bà Võ Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phước Tân 1 (phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, nhà trường đang huy động toàn bộ nhân lực thực hiện dọn dẹp vệ sinh trường lớp sau khi lũ từ thượng nguồn đổ về làm toàn bộ ngôi trường ngập trong biển nước, hơn 2.600 học sinh phải nghỉ học. Dự kiến ngày 30/10, sau khi nước lũ rút, trường sẽ đón học sinh trở lại học.
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Phân loại trình độ học sinh để tổ chức ôn tập phù hợp
Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh thi tốt nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, với 4 môn thi, gồm 2 môn thi bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12. Việc Bộ Giáo dục và đào tạo công bố Đề thi tham khảo năm nay sớm hơn gần 5 tháng đã giúp nhà trường, giáo viên, học sinh Nghệ An chủ động trong quá trình dạy học và ôn tập.