Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 07/09/2023 07:51 (GMT+7)

Phê duyệt đề án tinh giản biên chế ngành giáo dục giai đoạn2022-2026

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký quyết định phê duyệt Đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026 của Bộ GD&ĐT.

Đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026 của Bộ GD&ĐT được xây dựng dựa trên các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tinh giản biên chế.

tm-img-alt
Ảnh minh họa. TL.

Mục tiêu của Đề án đối với khối đơn vị hành chính thuộc Cơ quan Bộ là tiếp tục rà soát phát triển đội ngũ công chức có năng lực tốt; thực hiện đúng quy định sử dụng tối đa 50% số biên chế đã thực hiện tinh giản và giải quyết chế độ nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật để tuyển dụng mới công chức, viên chức và lao động hợp đồng; sắp xếp, tinh gọn đầu mối tổ chức, đảm bảo quy định về biên chế, số lượng cấp phó theo quy định.

Rà soát, phân bổ chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị theo hướng giảm 27 chỉ tiêu biên chế công chức giai đoạn 2022 - 2026.

Đối với khối đơn vị sự nghiệp, tiếp tục tinh giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.

Có tối thiểu 20% đơn vị trực thuộc Bộ tự chủ tài chính, tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ so với giai đoạn 2016 - 2020.

Bảo đảm đến hết năm 2026, tổng số người làm việc hưởng lương từ ngân sách trong các đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên của Bộ còn nhiều nhất là 21.027 biên chế.

Cụ thể, năm 2017, căn cứ vào thực tế, Bộ GD&ĐT chủ động rà soát, điều chỉnh, sắp xếp, tổ chức lại và giảm được 2 đơn vị cấp Vụ; giảm 25 đơn vị cấp Phòng do không thành lập Phòng trong Vụ - giảm 6 lãnh đạo cấp Vụ/Cục.

Năm 2022, Bộ GD&ĐT đã hoàn thành sắp xếp các đơn vị theo Nghị định số 86/2022 của Chính phủ, giảm được 1 Vụ, chuyển đổi 1 Cục thành Vụ so với cơ cấu tổ chức trước đây.

Năm 2023, Bộ GD&ĐT đã hoàn thành việc đổi tên, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính thuộc Cục. Đổi tên 4 đơn vị từ Phòng Hành chính - Tổng hợp thành Văn phòng Cục; giảm 1 đơn vị cấp Phòng thuộc Cục Công nghệ thông tin (từ 4 Phòng xuống còn 3 Phòng).

Hiện tại, Bộ GD&ĐT đã hoàn thành việc chuyển 5 trường dự bị trực thuộc Bộ về trực thuộc Ủy ban Dân tộc; chuyển Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nguồn nhân lực về trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT có 20 đơn vị tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm: Văn phòng, Thanh tra, 14 Vụ và 4 Cục.

Ngoài ra, Bộ còn 3 đơn vị được giao biên chế công chức hằng năm là: Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước; Văn phòng Đảng - Đoàn thể.

Về đội ngũ cán bộ, người lao động, hiện nay có 472 người là công chức thuộc các đơn vị trong cơ quan Bộ GD&ĐT, không bao gồm số sĩ quan biệt phái của Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh. Trong khi số công chức đến tuổi nghỉ hưu từ năm 2022-2026 khoảng 91 người.

Bên cạnh đó, Bộ còn có 56 hợp đồng lao động, trong đó số lao động hợp đồng không xác định thời hạn là 55.

Cùng chuyên mục

Thống nhất dạy học 02 buổi/ngày không thu phí đối với các trường tiểu học, THCS
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Thông báo 177-TB/VPTW ngày 25/4/2025 của Văn phòng Trung ương Đảng về Thông báo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với đại diện Đảng ủy Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương về tình hình thực hiện các Nghị quyết của Trung ương về giáo dục và đào tạo; chuẩn bị nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá giáo dục, đào tạo và một số chủ trương hỗ trợ dạy và học.

Tin mới

Ocean City – Từ “cơn sốt” mạng xã hội đến siêu điểm đến thu hút hàng triệu du khách
Với hơn 1,2 tỷ lượt xem trên TikTok và hơn 1 triệu bài đăng trên Facebook chỉ trong một thời gian ngắn, địa danh Ocean City đã vượt khỏi phạm vi một “cơn sốt mạng” thông thường, từng bước khẳng định vị thế của một trong những tâm điểm du lịch – giải trí – văn hóa có ảnh hưởng mạnh hàng đầu miền Bắc hiện nay.
“Nóng” như Sầm Sơn, đô thị biển xứ Thanh khẳng định vị thế trung tâm du lịch hàng đầu phía Bắc
Chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, thành phố Sầm Sơn đã đón gần một triệu lượt khách – chiếm hơn một nửa tổng lượng khách đến Thanh Hóa, doanh thu ước đạt gần 2 ngàn tỷ đồng. Những con số “biết nói” này một lần nữa khẳng định vị thế vững chắc của “thủ phủ du lịch biển miền Bắc”.
Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương hay không?
Khi mất răng, nhiều người sẽ tìm đến phương pháp trồng Implant để khôi phục lại chức năng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường xuyên được đặt ra là: “Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương?”. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này và cung cấp những thông tin hữu ích về quy trình trồng Implant ngay sau khi nhổ răng, cũng như những yếu tố cần lưu ý trong quá trình điều trị.