Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 23/06/2022 17:07 (GMT+7)

TP. HCM: Tăng lương tối thiểu vùng nhưng không được hạ bậc lương

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 17/6/2022, Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Công văn 516/LĐLĐ-CSPL về việc hướng dẫn và giám sát việc điều chỉnh lương tối thiểu năm 2022 của Liên đoàn lao động TP. Hồ Chí Minh.

 Trong đó, có nội dung ngoài việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu, doanh nghiệp không được hạ bậc lương đang hưởng của người lao động và vẫn phải đảm bảo thực hiện quy chế xét nâng lương định kỳ đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động: Thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

Cụ thể, BTV Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khi triển khai điều chỉnh lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng cần lưu ý một số điểm sau:

Phối hợp với cơ quan quản lý lao động cùng cấp tiến hành tập huấn cho công đoàn cơ sở về nội dung, phương pháp điều chỉnh lương tối thiểu vùng để có sự thống nhất trong việc điều chỉnh lương vùng;

Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:

- Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.

- Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.

Khi tiến hành điều chỉnh mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng, doanh nghiệp không được cắt giảm các chế độ đã được pháp luật quy định. Đối với các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng... do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

Ngoài việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu, doanh nghiệp không được hạ bậc lương đang hưởng của người lao động và vẫn phải đảm bảo thực hiện quy chế xét nâng lương định kỳ đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động: Thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp;

Sau khi Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở đã thống nhất với doanh nghiệp và mức điều chỉnh lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ theo vùng thì công khai cho người lao động biết và phối hợp với doanh nghiệp điều chỉnh lại tiền lương trong hợp đồng lao động cho phù hợp:

Tổ chức giám sát việc điều chỉnh lương cũng như các khoản phụ cấp, trợ cấp khác của doanh nghiệp không để xảy ra tình trạng doanh nghiệp thực hiện không đúng, không đầy đủ. Ở những doanh nghiệp đông công nhân, thường hay xảy ra tranh chấp thì cử cán bộ nắm tình hình, hướng dẫn công đoàn cơ sở trong quá trình điều chỉnh lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ theo vùng cho phù hợp, không để xảy ra tình trạng tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể:

Bên cạnh đó, BTV Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh cũng yêu cầu Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức triển khai thực hiện tinh thần công văn này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, phản ánh về Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh (qua Ban Chính sách Pháp luật) để được giải quyết kịp thời.

Cùng chuyên mục

Đề xuất hai phương án phạt cọc trong tranh chấp đặt cọc
Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC) đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về đặt cọc. 
Có được kê biên tài sản đang thế chấp tại ngân hàng?
Kê biên tài sản là một trong những hoạt động của lĩnh vực thi hành án dân sự. Đối với tài sản đang bị thế chấp tại ngân hàng bị hạn chế một số đặc quyền hoặc giao dịch vì đang phải thực hiện nghĩa vụ tài sản. Vậy, tài sản đang thế chấp tại ngân hàng có được kê biên thi hành án hay không?
Chủ đầu tư không nộp hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho người mua có thể sẽ bị phạt tới 01 tỉ đồng
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai 2024. Trong đó, dự thảo Nghị định của Bộ TN&MT nêu rõ, chủ đầu tư không nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người mua nhà có thể bị phạt tới 01 tỉ đồng.

Tin mới