Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 14/06/2022 16:27 (GMT+7)

Trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng có thể bị phạt đến 150 triệu đồng

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP mới đây của Chính phủ, từ ngày 01/7/2022 chính thức tăng mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Theo đó, nếu người sử dụng lao động có hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng có thể bị phạt đến 150 triệu đồng.

Mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022

Theo quy định tại khoản 1, Điều 3, Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022 được chia thành mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ, quy định cho theo 04 vùng như sau:

- Về mức lương tối thiểu theo tháng:

+ Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng.

+ Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng.

+ Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng.

+ Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng.

Được biết, mức lương tối thiểu nêu trên tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng (bình quân 06%) so với mức lương tối thiểu hiện hành.

- Về mức lương tối thiểu theo giờ:

+ Vùng I: 22.500 đồng/giờ;

+ Vùng II: 20.000 đồng/giờ;

+ Vùng II: 20.000 đồng/giờ;

+ Vùng IV: 15.600 đồng/giờ.

Theo quy định hiện hành thì không quy định mức lương tối thiểu theo giờ mà chỉ quy định theo tháng.

Lưu ý:

- Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP .

Mức xử phạt người sử dụng lao động trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

Căn cứ khoản 3, Điều 17, Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định như sau:

- Từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Mức phạt tiền đối với hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức vi phạm gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân (khoản 1, Điều 6, Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Như vậy, theo quy định nêu trên, cá nhân sử dụng lao động trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng có thể bị phạt đối đa đến 75 triệu đồng. Trong trường hợp người trả lương là tổ chức, doanh nghiệp, mức phạt tối đa có thể lên đến 150 triệu đồng.

Cùng chuyên mục

Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?
Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Xác định tài sản riêng của vợ chồng thế nào?
Theo quy định hiện nay, muốn chứng minh tài sản riêng của vợ chồng cần dựa trên những căn cứ nào? Tài sản riêng của tôi là căn hộ vợ/chồng tôi đang ở thì tôi có được bán để xử lý việc cá nhân hay không?
Điều kiện để di chúc có hiệu lực
Di chúc là giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản của người đó có được sau khi chết. Tuy nhiên, trong thực tiễn có không ít trường hợp người lập di chúc do thiếu hiểu biết pháp luật khiến di chúc được lập không hợp pháp dẫn tới tình trạng tranh chấp, mâu thuẫn giữa những người thừa kế, gây mất tình cảm, đoàn kết.

Tin mới