Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 06/12/2022 09:00 (GMT+7)

Thực hư sử dụng mì ăn liền gây rối loạn chuyển hóa

Theo dõi GĐ&PL trên

Rối loạn chuyển hóa là cụm từ được nhắc đến nhiều trong cuộc sống hiện đại. Vậy thực chất nó là gì, nguyên nhân nào dẫn đến những rối loạn này và liệu mì ăn liền có phải là thủ phạm như nhiều lời đồn thổi?

Rối loạn chuyển hóa là gì?

Chúng ta thường nghe đến những cụm từ như rối loạn chuyển hóa lipid, rối loạn chuyển hóa glucose, axít uric… Theo Medical News Today, trao đổi chất là tập hợp của các quá trình sinh hóa liên tục duy trì hoạt động của các cơ thể sống. Nó là sự cân bằng của hai quá trình:

- Dị hóa: Sản xuất năng lượng từ việc phá vỡ các phân tử lớn hơn thành các phân tử nhỏ hơn. Ví dụ, điều này có thể liên quan đến việc phá vỡ các phân tử carbohydrate thành glucose.

- Đồng hóa: Tiêu thụ năng lượng để xây dựng tế bào mới, duy trì các mô cơ thể và dự trữ năng lượng.

picture1-1670214084.png
Rối loạn chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.

Rối loạn chuyển hóa xảy ra khi các phản ứng hóa học bất thường làm gián đoạn quá trình chuyển hóa của cơ thể. Ví dụ, bệnh tiểu đường can thiệp vào cách cơ thể sử dụng hoặc điều chỉnh hormone insulin. Do insulin không hoạt động chính xác ở những người mắc bệnh tiểu đường, nó có thể dẫn đến lượng glucose cao trong máu, có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn chuyển hóa

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng cho biết, trao đổi chất là một quá trình phức tạp, có sự tham gia của nhiều chất sinh hóa, mô và cơ quan. Điều này có nghĩa là có nhiều cơ hội để xảy ra sự cố và gây ra rối loạn chuyển hóa:

Di truyền: Các gen có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, những người bị bệnh Gaucher có một đột biến di truyền hạn chế sản xuất glucocerebrosidase, một loại enzyme để phân hủy chất béo. Điều này có thể gây ra sự tích tụ có hại của chất béo xung quanh cơ thể.

Rối loạn chức năng nội tạng: Các cơ quan tham gia vào quá trình chuyển hóa có thể không hoạt động bình thường. Ví dụ, bệnh tiểu đường có thể xảy ra khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để điều chỉnh mức đường huyết.

Rối loạn chức năng ti thể:Ti thể là những phần nhỏ của tế bào chủ yếu sản xuất năng lượng. Các đột biến của ty thể hoặc DNA của tế bào, hoặc các yếu tố kích hoạt môi trường, có thể ảnh hưởng đến chức năng của ty thể và lượng năng lượng mà chúng có thể tạo ra.

picture2-1-1670214176.png
Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa.

Nguyên nhân gây ra rối loạn chuyển hóa không phải lúc nào cũng rõ ràng. Chẳng hạn như, bệnh tiểu đường tuýp 1 là kết quả của hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào trong tuyến tụy. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, vẫn không rõ tại sao hệ miễn dịch lại bị nhầm lẫn như vậy.

Mì ăn liền có liên quan tới rối loạn chuyển hóa không?

Câu trả lời là Không. TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết, theo phân nhóm thực phẩm, mì ăn liền cũng thuộc nhóm tinh bột, cùng nhóm với gạo/cơm, cháo, bún, phở, bánh mì… được coi là thực phẩm cơ bản trong bữa ăn. Như vậy, mì ăn liền không liên quan tới rối loạn chuyển hóa mà nó cũng như những thực phẩm cơ bản khác cung cấp thành phần chính là tinh bột cho cơ thể.

Trung bình, một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa 40-50g chất bột đường, 10-13g chất béo và thường không ít hơn 6,9g đạm, có thể cung cấp cho cơ thể 300-350kcal (tương đương 15%-17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành).

Về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm thì không có một loại thực phẩm nào là tốt nhất và càng không có thực phẩm nào có thể đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể nếu chỉ sử dụng đơn lẻ. Vì thế, nguyên tắc dinh dưỡng khoa học là phải ăn đa dạng và cân bằng các loại thực phẩm. Chúng ta hoàn toàn có thể kết hợp mì ăn liền cùng các loại thực phẩm khác (thịt, trứng, hải sản, rau xanh…) nhằm tạo nên bữa ăn hoàn chỉnh và đầy đủ dinh dưỡng.

“Không có thực phẩm xấu mà chỉ có bữa ăn xấu, ăn sai cách thì sẽ trở thành không tốt. Ngay cả một thực phẩm dù rất giàu dinh dưỡng mà sử dụng quá mức hoặc không phối hợp với các thực phẩm khác cũng gây những ảnh hưởng bất lợi cho cơ thể. Vì vậy, mì ăn liền không phải là thực phẩm gây hại cho sức khoẻ mà quan trọng là chúng ta sử dụng nó như thế nào”, TS. BS Trương Hồng Sơn nhấn mạnh.

Có ý kiến cho rằng thủ phạm khiến mì ăn liền mang tiếng ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa là do có chứa chất béo trans fat. Tuy nhiên, thực tế hàm lượng chất béo này trong mì ăn liền rất thấp, có thể coi là 0 (theo quy định của FDA – Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ).

picture3-1670214084.png
Mì ăn liền không liên quan tới rối loạn chuyển hóa.

Giải thích rõ hơn về điều này, TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết theo khoa học, trans fat được biết đến là một dạng chất béo không bão hòa, phát sinh trong quá trình hydro hóa dầu thực vật để đưa dầu về dạng rắn hay trong quá trình xử lý dầu thực vật ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các công ty dầu thực vật không sử dụng phương pháp này để sản xuất ra loại dầu phục vụ cho ngành công nghiệp thực phẩm.

Thay vào đó, họ sử dụng công nghệ tách lọc tự nhiên bằng phương pháp làm lạnh gián tiếp với nước lạnh. Cách làm này hạn chế tối đa phát sinh trans fat trong dầu và giúp sản phẩm sau chiên hầu như không có trans fat.

Trong sản xuất mì ăn liền, dầu trước khi đưa vào sử dụng để chiên mì được làm nóng gián tiếp bằng hơi nước nóng (tương tự chưng cách thủy) thông qua hệ thống bồn gia nhiệt. Sau khi làm nóng, dầu được dẫn vào hệ thống chảo chiên khép kín, tại đây có lắp đặt các đồng hồ đo nhiệt độ để duy trì nhiệt độ dầu ổn định trong suốt quá trình chiên. Việc này sẽ giúp kiểm soát chỉ số trans fat trong mì ăn liền ở mức 0 gram trans fat theo quy định của FDA.

Có thể nói, dinh dưỡng hợp lý là chìa khóa của một cuộc sống khỏe mạnh. Không một thực phẩm nào là tốt hoàn toàn, thực phẩm nào là xấu; cái gì ăn nhiều quá cũng không tốt. Quan trọng là mỗi người cần có một chế độ ăn uống cân bằng, phối hợp đa dạng các nhóm thực phẩm. Theo đó, thay vì lo sợ chúng ta hãy thực hiện dinh dưỡng đúng cách, tích cực vận động và hạn chế tạo stress cho cho cơ thể thì sẽ tránh được các vấn đề về sức khỏe.

Cùng chuyên mục

Top 10 thực phẩm giàu canxi
Canxi là yếu tố then chốt giúp xương phát triển mạnh mẽ và duy trì sức khỏe của trẻ nhỏ, với một chế độ ăn cân đối, bạn có thể đảm bảo cung cấp đủ canxi cho trẻ, từ đó giúp bé có xương khỏe mạnh.
Có nên cho người bệnh nhịn ăn trước và sau khi phẫu thuật?
Trái với quan điểm truyền thống, ngày càng có nhiều bằng chứng y khoa cho thấy, việc cho bệnh nhân ăn trước và sớm sau phẫu thuật mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe như tăng nhu động ruột, tăng khả năng lành vết thương, tăng kháng thể sinh ra từ ruột…

Tin mới

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Tạm giữ giám đốc công ty và tạm hoãn xuất cảnh với 7 người nước ngoài
Liên quan đến vụ nổ lò hơi xảy ra hôm 1/5, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết đã ra lệnh tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Feng Yong (quốc tịch Trung Quốc), Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại gỗ Bình Minh và tạm hoãn xuất cảnh đối với
Bộ TN&MT đã hoàn thành các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024
Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 01/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết, Bộ này đã hoàn thành dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành.