Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 19/06/2023 17:10 (GMT+7)

Thiết kế bếp nhớ nguyên tắc 10 không, gia đình êm ấm, tài lộc gõ cửa

Theo dõi GĐ&PL trên

Bếp là trái tim của ngôi nhà, là nơi giữ gìn sự hòa thuận, đoàn kết và hạnh phúc của gia đình. Do đó phong thủy nhà bếp luôn được tính toán kỹ lưỡng để mang lại những gì tốt đẹp nhất đến với gia chủ.

Hướng bếp sẽ tùy thuộc vào vị trí ngôi nhà lẫn thiết kế các phòng chức năng khác như thế nào thì bếp sẽ được đặt ở vị trí phù hợp. Do đó không phải ngôi nhà nào cũng có thể tự do lựa chọn hướng bếp theo như ý muốn. Tuy nhiên nếu như có thể, bạn nên tránh đặt bếp tại những vị trí sau đây để đảm bảo không làm xấu phong thủy và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tài vận của gia đình.

1. Không đặt bếp đối diện với cửa ra vào chính

Theo như phong thủy, bếp là nơi dùng để nấu nướng thức ăn và là nơi các thành viên trong gia đình dùng bữa, sum họp. Nếu như đặt bếp đối diện với cửa chính của ngôi nhà sẽ khiến mọi thứ trong căn bếp bị phơi bày hết ra bên ngoài, dẫn đến tài lộc cũng sẽ dễ dàng đội nón ra đi, những điều xui rủi có cơ hội tràn vào nhà.

Thiết kế bếp nhớ nguyên tắc “10 không”, gia đình êm ấm, tài lộc gõ cửa - 1

2. Không đặt bếp đối diện với phòng ngủ hoặc nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh đại diện cho Thủy trong ngũ hành phong thủy, trong khi đó bếp lại đại diện cho Hỏa. Do đó nếu đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh sẽ khiến Thủy và Hỏa khắc nhau, gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của gia chủ. Hơn nữa, nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều vi khuẩn, bếp đặt đối diện sẽ khiến các món ăn trở nên kém ngon miệng, dễ mắc bệnh về tiêu hóa.

Thiết kế bếp nhớ nguyên tắc “10 không”, gia đình êm ấm, tài lộc gõ cửa - 2

Phòng ngủ là nơi thư giãn, nghỉ ngơi của mọi người. Đặt bếp đối diện với phòng ngủ sẽ khiến khói thức ăn, dầu mỡ theo đó mà đi vào trong phòng, từ đó gây ra mùi khó chịu, nhiễu loạn các luồng khí có lợi, ảnh hưởng đến tinh thần và giấc ngủ.

3. Không đặt bếp nằm ngay bên dưới nhà vệ sinh

Như đã đề cập ở trên, do nhà vệ sinh tượng trưng cho Thủy, còn bếp tượng trưng cho Hỏa cho nên ngoài việc không đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh thì chúng ta cũng không nên đặt bếp nằm ngay bên dưới nhà vệ sinh ở trên tầng. Chưa kể đến việc thiết kế đường ống thoát, dẫn nước vào nhà vệ sinh sẽ bị khó khăn khi có bếp đặt ngay ở phía dưới.

4. Không đặt bếp đối diện những vị trí góc cạnh hoặc góc chết

Bếp đặt ở vị trí góc chết sẽ khiến khuất tầm nhìn, không bao quát được các nơi khác trong căn nhà. Ngoài ra góc chết còn khiến cho mùi thức ăn và khói khi nấu nướng khó có thể thoát được hết, mà còn gây ám mùi ngược lại cho ngôi nhà. Trong khi đó, nếu đặt bếp ở những vị trí góc cạnh, góc nhọn chiếu tới bị cho là rất xấu trong phong thủy, sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Thiết kế bếp nhớ nguyên tắc “10 không”, gia đình êm ấm, tài lộc gõ cửa - 3

5. Không đặt bếp nằm dưới xà ngang

Cũng theo như phong thủy, những vị trí quan trọng trong nhà như giường ngủ hoặc bếp mà đặt nằm ngay dưới xà ngang là vô cùng bất lợi. Bởi xà ngang đè lên trên tượng trưng cho sự đè nén, kìm hãm, từ đó gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình, vợ chồng luôn lục đục, cãi vã.

Thiết kế bếp nhớ nguyên tắc “10 không”, gia đình êm ấm, tài lộc gõ cửa - 4

6. Không đặt bếp nằm đối diện với vòi rửa hoặc tủ lạnh

Vòi rửa hoặc tủ lạnh là những thứ đại diện cho Thủy trong ngũ hành, sẽ tương khắc với Hỏa của bếp. Vì thế mà bạn không nên đặt bếp nằm đối diện với vòi rửa hoặc tủ lạnh để tránh gây xung khắc, ảnh hưởng tới tài vận cũng như sức khỏe của gia đình.

Thiết kế bếp nhớ nguyên tắc “10 không”, gia đình êm ấm, tài lộc gõ cửa - 5

7. Không thiết kế bếp có khoảng trống đằng sau

Khi thiết kế bếp cần phải dựa vào tường, khiến cho không có khoảng trống đằng sau mới là thiết kế đúng và mang lại nhiều sự thuận lợi, tốt đẹp. Nếu như phía sau bếp vẫn có nhiều khoảng trống sẽ khiến căn bếp trông trở nên lạc lõng, chênh vênh, từ đó gây tổn hao tài vận, vượng khí bị thất thoát ra ngoài dễ dàng.

Thiết kế bếp nhớ nguyên tắc “10 không”, gia đình êm ấm, tài lộc gõ cửa - 6

8. Không đặt vị trí bếp ở trung tâm của ngôi nhà

Trung tâm của ngôi nhà thường là vị trí phổ biến của phòng khách, vì đó là nơi tiếp đón khách khứa cũng như sum họp gia đình, bạn bè, người thân. Hơn nữa, hầu như các luồng khí trong ngôi nhà đều được lưu thông qua phòng khách tới các phòng chức năng khác nhau. Do đó nếu như đặt bếp ở vị trí trung tâm của ngôi nhà sẽ khiến cho tiền tài không giữ được mà bị phân tán, sức khỏe bị hao hụt. Tốt nhất nên đặt bếp ở phía sau, không bị ánh nắng hay bị các phòng khách chiếu tới.

9. Không đặt vị trí bếp ở nơi có ánh nắng hướng Tây chiếu xiên tới

Hướng Tây luôn là hướng có ánh nắng Mặt Trời chiếu tới mạnh mẽ nhất vào buổi chiều, nhất là khi thời tiết đang trong mùa hè. Do đó nếu như bếp được đặt ở nơi có ánh nắng hướng Tây chiếu xiên tới sẽ khiến ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình, do Hỏa của bếp được ánh nắng bổ trợ nên càng ngày càng mạnh. Điều này cũng khiến cho các luồng vượng khí khó lưu thông được vào bếp, khí độc khó thoát được ra ngoài.

Thiết kế bếp nhớ nguyên tắc “10 không”, gia đình êm ấm, tài lộc gõ cửa - 7

10. Không đặt bếp sát những nơi có nước

Những nơi có nguồn nước như bồn rửa bát, cống rãnh hoặc cạnh nhà tắm không hề phù hợp để đặt bếp ở gần đó, do xung khắc Thủy - Hỏa lẫn nhau. Nếu không làm như vậy sẽ khiến gia đình có thể lục đục, bất hòa, sức khỏe của gia chủ dễ bị ảnh hưởng không tốt.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.
Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.