Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 15/12/2023 07:30 (GMT+7)

Căn bếp của mẹ chồng luôn gọn gàng, sạch sẽ, hóa ra là nhờ tuyệt chiêu này

Theo dõi GĐ&PL trên

Mẹ chồng bảo, muốn giữ bếp sạch sẽ, gọn gàng không khó, chỉ cần nhớ 5 bước này thì việc dọn dẹp sẽ không trở thành ác mộng, cũng chẳng tốn nhiều thời gian.

Chắc ai cũng biết, khu vực bếp rất dễ bừa bộn, có vết dầu mỡ, vệt nước sau mỗi lần nấu nướng. Đã vậy còn khó giữ được gọn gàng, ngăn nắp với đống bát đũa lộn xộn. Nhưng, căn bếp của mẹ chồng tôi lại khác.

Lần nào sang chơi, tôi đều phải trầm trồ với căn bếp nhà mẹ chồng. Căn bếp luôn sạch bong sáng bóng, mọi đồ vật được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp đâu ra đấy. Nhiều lúc tôi còn bông đùa với mẹ, chắc mẹ dành nhiều thời gian để dọn dẹp căn bếp.

Bà cười bảo, muốn giữ bếp sạch sẽ, gọn gàng không khó, chỉ cần nhớ 5 bước này thì việc dọn dẹp sẽ không trở thành “ác mộng”, cũng chẳng tốn nhiều thời gian.

Căn bếp của mẹ chồng luôn gọn gàng, sạch sẽ, hóa ra là nhờ tuyệt chiêu này - 1

1. Dọn dẹp trước khi nấu ăn

Mẹ chồng nói, một căn bếp bừa bộn sẽ làm mất cảm hứng nấu ăn. Tôi cũng thấy thế. Vì vậy nếu căn bếp đang bừa bộn, lộn xộn thì cần phải dọn dẹp bớt bát đũa bẩn, lau lại khu vực bếp trước khi bắt tay vào nấu nướng.

Việc dọn dẹp này phần nào giúp cho bạn nấu ăn thoải mái hơn và vệ sinh sau khi nấu cũng nhẹ nhàng hơn.

2. Làm tới đâu dọn tới đấy

Để tiết kiệm thời gian và tránh bị choáng ngợp với đống bát đũa, “bãi chiến trường” mình tạo ra sau khi nấu nướng, tốt hơn hết bạn nên làm tới đâu dọn tới đấy.

Chẳng hạn như sau khi nhặt rau, gọt vỏ rau củ quả, hãy vứt rác vào thùng rác luôn thay vì để trên mặt bàn, để nguyên tại vị trí ban đầu. Nếu rổ rau bị dính rau, hãy vỗ nhẹ để làm sạch rổ rồi cất đặt gọn gàng, đừng để cùng đống bát đũa đầy dầu mỡ rồi rửa.

Hay dao, thớt nếu chỉ dùng để cắt rau củ, bạn cũng có thể tranh thủ rửa trước. Trong quá trình chờ cơm chín, canh sôi, bạn cũng có thể tranh thủ rửa bớt bát đũa bẩn.

3. Dọn dẹp trước khi ra khỏi bếp

Sau mỗi lần nấu ăn xong, bạn nên dọn dẹp lại bếp một lượt nữa trước khi ra khỏi bếp. Cụ thể, hãy lau sạch bếp gas, bàn bếp, tường bếp, bởi nếu để lâu, vết dầu mỡ và các vết bẩn cứng đầu rất khó để lau sạch.

Hay sau khi đã rửa hết các dụng cụ nấu ăn, hãy tiến hành làm sạch bồn rửa bát. Hãy đổ hết thức ăn thừa trong lưới lọc đi, cọ rửa bồn rửa một lượt rồi dùng khăn lau khô. Như vậy bồn rửa bát sẽ luôn sạch sẽ, sáng bóng như mới và không có mùi hôi.

Căn bếp của mẹ chồng luôn gọn gàng, sạch sẽ, hóa ra là nhờ tuyệt chiêu này - 2

4. Sắp xếp đồ đạc trong nhà bếp có tổ chức

Sắp xếp đồ đạc trong bếp có tổ chức sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các công cụ nấu nướng, bát đĩa, và nguyên liệu một cách hiệu quả. Việc này cũng giúp tiết kiệm không gian nhà bếp, khiến căn bếp của bạn ngăn nắp và gọn gàng hơn.

Khi sắp xếp đồ đạc trong nhà bếp, bạn nên phân chia theo từng khu vực một. Chẳng hạn như tủ thì đựng bát đĩa, hộp nhựa,… Dùng hệ kệ tủ để đặt các thiết bị nấu nướng, nồi niêu. Dưới bồn rửa có thể tận dụng để đặt các loại hóa chất để vệ sinh nhà bếp, sử dụng hộp để lưu trữ thực phẩm,…

5. Giữ khăn lau nhà bếp luôn sạch sẽ, khô ráo

Khăn lau nhà bếp rất dễ bị bẩn. Nếu bạn sử dụng khăn không sạch thì việc dọn dẹp bếp sẽ trở nên khó khăn, thậm chí là vô nghĩa vì vết bẩn trên khăn có thể dây ra bếp, khiến bếp bẩn hơn.

Sau mỗi lần dọn dẹp, tốt hơn hết hãy giặt sạch khăn và phơi khô để chuẩn bị cho các lần sau nhé.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.